Thứ bảy, 20/04/2024

80% thị trường logistics trong tay nước ngoài, chi phí Việt Nam quá cao

01/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Chi phí vận chuyển và hậu cần của Việt Nam có tỷ lệ chiếm GDP khoảng từ 22-29%. Đây là mức quá cao so với toàn cầu!.

80% thị trường logistics Việt Nam nằm trong tay nước ngoài

Đó là nhận định của ông Winkerbauer Lars, Cố vấn cấp cao của IPP Air Cargo tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics” do Bộ Công thương tổ chức.

Ông Winkerbauer Lars đánh giá, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế trong đợt dịch Covid-19 nhờ thương mại điện tử (TMĐT). Trong đó có sự đóng góp lớn của ngành logistics, bởi nhờ vận chuyển được trong thời điểm đó đã giúp người dân mua được hàng hóa, giúp tăng trưởng kinh tế.

80% thị trường logistics trong tay nước ngoài, chi phí Việt Nam quá cao - Ảnh 1.


Tuy nhiên, ông Winkerbauer Lars cho rằng, cản trở lớn nhất của Việt Nam chính là chi phí cao, thuộc tốp cao nhất trên toàn cầu. Hơn nữa, hiện 80% thị trường logistics nằm trong tay công ty nước ngoài. Do đó, cần phát triển thị trường vận chuyển hàng hóa trong thời kỳ mới.

Thực tế, kết quả khảo sát 4 sàn (TMĐT) thuộc nhóm dẫn đầu của Việt Nam của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho thấy, số lượng đơn hàng phát sinh trên các sàn giai đoạn tháng 6-9/2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng khoảng từ 8-50%.

VECOM dự báo, đến năm 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành thị trường TMĐT có quy mô lớn thứ 3 khu vực ASEAN.

Bởi vậy, vấn đề logistics không chỉ đáp ứng nhu cầu người bán – người mua – tiêu chuẩn của sàn TMĐT mà còn là mục tiêu cho các thương hiệu tiêu dùng phát triển những chiến lược kinh doanh, lấy TMĐT làm kinh doanh.

Đưa ngành logistics có vị trí xứng tầm với tiềm năng phát triển

Dẫn hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân một lần nữa khẳng định, kết quả đạt được không thể không kể đến đóng góp của ngành dịch vụ logistics.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,25 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 668,5 tỷ USD năm 2021.

Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, song xuất nhập khẩu cả nước vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; Nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%; Xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công thương cho rằng, ngành logistics vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một trong những hạn chế lớn là doanh nghiệp logistics vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng của ngành.

“Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về “sân chơi”, Thứ trưởng Tân nhấn mạnh.

Góp ý tại Hội thảo về giải pháp đưa ngành logistics có vị trí xứng tầm với tiềm năng phát triển, ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) kiến nghị, phát triển xây dựng thương hiệu tàu container của Việt Nam kết nối từ Việt Nam đi thế giới.

Về vận tải hàng không, ông Winkerbauer Lars cho rằng, Việt Nam có thể xây dựng mô hình vận chuyển hàng không như nước Singapore để giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho thị trường, cũng đảm bảo được thời gian ngắn hơn… để kết nối linh hoạt hàng không nội địa với hàng không quốc tế.

Còn vận tải đường sắt, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt Ratraco cho biết, đa số doanh nghiệp Việt Nam dùng phương thức giao nhận FOB, tức là phương thức vận tải do nhà nhập khẩu chọn, mà họ phần lớn chọn đường biển.

“Do đó, việc giúp các doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn vận tải bằng đường sắt cũng khó khăn”, ông Hùng nói và cho biết, thời gian tới, ngành đường sắt đang có kế hoạch xây dựng giải pháp vận chuyển kết hợp đường sắt và đường biển.

Vị này cũng cho biết, hiện để tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu với Nga, Ratraco đã làm việc với phía Nga và dự kiến mở tuyến đường sắt chạy qua Trung Quốc sang nước này vào ngày 10/5 tới, xuất phát từ ga Yên Viên (Việt Nam).

Ông Hùng cho biết, việc mở thành công tuyến này sẽ không những giúp giảm chi phí mà rút ngắn được nhiều thời gian vận chuyển so với đường biển, từ 45 ngày đường biển xuống còn 25 ngày nếu đi đường sắt.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).