Nhận thấy ngoài giá trị tâm linh, lá cây bồ đề còn rất bền, đẹp nên bà Mai Anh Phương (ngụ TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã tạo nên đã mày mò tạo nên những tác phẩm nghệ thuật từ loại lá này.
Từ đam mê viết thư pháp lên lá bồ đề, bà Phương đã mày mò tạo ra dòng tranh lá bồ đề. Ảnh: MA.
Chỉ từ những chiếc lá bồ đề khô hay được bóc tách phần thịt lá, giữ nguyên phần xương, qua bàn tay khéo léo của bà Phương những bức tranh vô cùng độc đáo được tạo ra. Đây không chỉ là món quà lưu niệm mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.
Có lẽ đối với nhiều người ở cái tuổi 50 chỉ thích hợp để có thể về hưu, chăm sóc gia đình nhưng đối với bà Phương khởi nghiệp sẽ chẳng bao giờ là quá muộn.
Những chiếc lá bồ đề sau quá trình ngâm để mất chất diệp lục và nhuộm màu. Ảnh: MA.
Ban đầu, bà Phương chỉ là viết chữ thư pháp lên lá bồ đề để tặng bạn bè người thân vào dịp Tết. Dần dà được mọi người yêu mến, bà sáng tạo cho ra những bức tranh nghệ thuật từ lá bồ đề. Dù chỉ hơn 1 năm, thế nhưng những tác phẩm của bà đã tạo được dấu ấn khác biệt.
Theo bà Phương, để có được chiếc gân lá bồ đề đẹp phải có tính kiên nhẫn rất cao. Lá bồ đề tươi trước tiên phải được ngâm từ 1,5-2 tháng, sau đó bà lấy từng chiếc lá ra chà nhẹ để giữ nguyên hình gân lá. Kế đó, bà Phương rửa sạch và phơi lá.
Theo bà Phương, khó nhất là làm tranh gân lá bồ đề. Ảnh: MA.
"Đối với tranh lá bồ đề khô, người làm chỉ cần lựa những lá khô rụng, đủ độ dày, đen, bóng. Khó nhất là làm tranh gân lá bồ đề, phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp như chọn lá đẹp, dày; đem ngâm tách chất diệp lục ra khỏi xương lá, rồi đến nhuộm màu, tạo hình và đính lá thành tranh", bà Phương cho hay.
Để tạo nên các tác phẩm hội đủ yếu tố mỹ thuật mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ của người thợ, bởi chất liệu lá bồ đề rất mỏng manh. Tuy nhiên, khi gắn kết vào nhau bằng chất keo đặc biệt, lại tạo ra các đường nét hài hoà.
Bà Phương cho biết: "Những lá bồ đề làm tranh phải hái từ tháng 5 đến tháng 8, ở những tháng khác ảnh hưởng mưa nên lá dễ bị sâu hoặc khi ngâm thì không ra hết chất diệp lục".
Thời điểm thu lá bồ đề cũng rất quan trọng trong làm tranh lá bồ đề. Ảnh: MA.
Tùy vào kích thước khác nhau, người thợ sẽ mất từ vài ngày thậm chí vài tuần để hoàn thành một bức tranh lá bồ đề. Đối với những bức tranh pha trộn thêm chất liệu khác thời gian còn lâu hơn, bởi quy trình chế tác rất khắt khe. Giá bán theo đó cũng dao động từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài triệu đồng 1 tác phẩm.
"Bản thân chiếc lá bồ đề hình trái tim mang ý nghĩa lớn. Để tạo nên tính khác biệt, tôi chỉ nhặt những chiếc lá trong chùa, nhằm cầu mong mang lại nhiều may mắn cho những khách hàng của mình", bà Phương tâm sự.
Tranh lá bồ đề cũng rất đa dạng, phong phú. Ảnh: MA.
Thông qua những bức tranh lá bồ đề bà Phương mong muốn mang đến giá trị tích cực. Ảnh: MA.
Gửi gắm cả tâm tư và sự sáng tạo vào những bức tranh, các tác phẩm của bà Phương ngày càng được nhiều người yêu mến. Cũng từ đó những bức tranh lá bồ đề đầy sáng tạo không chỉ được nhiều người địa phương biết tới mà con theo chân du khách gần xa đến nhiều nơi trong cả nước.
Ngoài giá trị kinh tế, bà Phương còn muốn thông qua những tác phẩm của mình có thể lan tỏa thông điệp với ý nghĩa tích cực.
Giữa bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản sụt giảm thì ngành rau quả vụt sáng khi xuất khẩu tăng đột biến.
Các mặt hàng quần áo, thực phẩm, đồ gia dụng… đạt tiêu chuẩn quốc tế, đã xuất khẩu sang nhiều thị trường đang siêu giảm giá, khuyến mãi tại Hội chợ Xuất khẩu TP.HCM.
Trà mãng cầu với vị chua ngọt thanh mát có mức giá bình dân đang là thức uống "làm mưa làm gió" trên thị trường.
Trong đợt giảm giá tháng 5 này, nhiều mẫu ô tô đã xuống đáy tại thị trường trong nước.
Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, cần nhiều giải pháp ngay lúc này để kích thích tiêu thụ nội địa và hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp.
Sáng 27/5, Lễ hội cá cảnh TP Hồ Chí Minh năm 2023 đã khai mạc, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan.