Chiều nay 17/2, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa họp bầu Chủ tịch HĐQT và công bố Nghị quyết số 68/2022/EIB/NQ-HĐQT. Theo đó, bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên Hội đồng Quản trị được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) thay cho ông Yasuhiro Saitoh.
Được biết, bà Tú được toàn bộ 7/7 thành viên HĐQT ủng hộ với 100% phiếu thuận.
Trước đó, ngoài việc tự đề cử vào thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, bà Tú còn nhận được sự ủng hộ của Công ty CP Chứng khoán Bảo Minh và 5 cổ đông cá nhân khác.
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông ngày 15/2, bà Tú được bầu làm Thành viên Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025). Tuy nhiên, tỷ lệ phiếu bầu của bà Tú chỉ đạt 62,2%.
Việc bà Tú được bầu vào "ghế nóng" Chủ tịch của Eximbank gây bất ngờ với giới quan sát. Bởi, ngay chiều qua 16/2, HĐQT mới của Eximbank đã có phiên họp đầu nhưng không đủ túc số theo quy định, khi chỉ có 4/7 thành viên tham dự.
Việc thiếu 3 thành viên HĐQT vào chiều qua làm dấy lên lo ngại rằng mâu thuẫn thượng tấng sẽ tiếp diễn sang nhiệm kỳ mới ở Eximbank.
Tuy nhiên, ở phiên họp chiều nay, các bên đã tìm được tiếng nói chung, ít nhất là trong việc lựa chọn lãnh đạo cao nhất cho ngân hàng. Đặc biệt hơn, khi người được lựa chọn là bà Lương Thị Cẩm Tú - người vài tháng trước vẫn còn bị một nhóm cổ đông lớn phản đối gay gắt, thậm chí đề nghị miễn nhiệm.
Bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980, Cử nhân Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Văn Lang, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Griggs.
Bà từng là một trong những lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam khi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vào năm 2015 - lúc đó bà 35 tuổi.
Trước khi làm Tổng giám đốc Nam A Bank, bà Tú từng được biết đến là một trong những lãnh đạo tiềm năng của Sacombank.
Ngoài tên tuổi gắn với ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú còn từng là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa, được nhận giải thưởng Doanh nhân ASEAN tiêu biểu năm 2015. Bà cũng từng là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Đường Ninh Hòa...
Tháng 4/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú trúng cử vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này. Bà cũng là người duy nhất trong số 4 ứng viên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank thời điểm đó.
Trong 5 năm ở Eximbank, từ 2018 tới nay, bà Tú được đa số cổ đông và cán bộ nhân viên ngân hàng ủng hộ. Có thời điểm, vào tháng 3/2019, bà còn được bầu làm chủ tịch HĐQT thay ông Lê Minh Quốc.
Tại ĐHCĐ ngày 15/2 vừa qua, bà cũng là thành viên HĐQT duy nhất của nhiệm kỳ cũ có tên trong danh sách ứng cử và đề cử vào HĐQT mới.
Việc Eximbank có chủ tịch mới với sự đồng thuận và nhất trí cao của tất các thành viên trong HĐQT cũng như sự ủng hộ từ cơ quan quản lý, được các cổ đông kỳ vọng sẽ mở ra chặng đường hồi phục và phát triển mới cho Eximbank sau một thời gian dài "nội chiến".
Chia sẻ về kết quả này, đại diện Eximbank cho biết để đi đến quyết định bổ nhiệm nhân sự quan trọng này, Hội đồng Quản trị Eximbank đã thống nhất, đồng lòng và đoàn kết cao trong việc hoàn chỉnh bộ máy lãnh đạo vì sự phát triển của ngân hàng, lợi ích của khách hàng và cổ đông cùng toàn thể cán bộ nhân viên.
"Các cổ đông của ngân hàng kỳ vọng vị nữ Chủ tịch với trí tuệ, bản lĩnh cùng những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ cùng tập thể Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) và Ban điều hành Eximbank hướng đến tính chuẩn mực, minh bạch, hiệu quả trong tương lai, đồng lòng chung tay đưa Eximbank trở lại là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam", đại diện Eximbank nói.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.