Bàn giao cầu Thăng Long và đường vành đai 3 cho Hà Nội quản lý
Hạnh Trần
14/02/2022 6:30 PM (GMT+7)
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định giao các hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 và mặt cầu đường bộ tầng 2 cầu Thăng Long cho thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì.
Sau gần 5 tháng thi công, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã được đưa vào khai thác với tổng mức đầu tư dự án gần 270 tỷ đồng. Với giải pháp sửa chữa bằng kết cấu mặt cầu liên hợp nhẹ sử dụng công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng sau đó thảm bê tông nhựa polime đảm bảo tuổi thọ của lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) tối thiểu 30 năm và lớp phủ bê tông nhựa polime 10 năm.
Đoạn tuyến đường trên cao Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban quản lý dự án Thăng Long phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội tổ chức bàn giao các hạng mục trên; hoàn thiện các thủ tục pháp lý để giao tài sản cho Hà Nội theo đúng quy định của Nghị định số 33 ngày 23/4/2019 của Chính phủ; giải quyết các vấn đề liên quan, đảm bảo công tác quản lý khai thác được thực hiện liên tục và không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.
Theo đánh giá, việc sửa chữa cầu Thăng Long bảo đảm đồng bộ, lưu thông thông suốt và an toàn giao thông trên tuyến đường vành đai 3, giảm tải cho cầu Nhật Tân và tuyến đường cửa ngõ của thành phố, tạo liên kết giữa các vùng.
Dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác đã kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long, đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay Quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, 5, 6, 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.