Dữ liệu của Savills Việt Nam cho thấy dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự tại
TP.HCM đang hoạt động yếu nhất kể từ năm 2019 đến nay với lượng giao dịch và tỷ
lệ hấp thụ sụt giảm liên tiếp.
Cụ thể, trong năm 2023, nguồn cung sơ cấp giảm 40% theo năm, xuống 993 căn,
thấp nhất trong 5 năm vừa qua và chủ yếu đến từ hàng tồn kho giá cao.
Tương tự, lượng bán và tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong 5 năm qua, giảm xuống
còn 29% và lượng bán chỉ đạt 286 căn, giảm 73% theo năm. Do nguồn cung giá cả
phải chăng vẫn còn hạn chế, lượng căn giá cao tiếp tục chiếm lĩnh thị trường
khi các căn giá trị trên 30 tỷ đồng chiếm 67% tổng lượng bán.
Nhà phố, biệt thự tại TP.HCM đang có lượng giao dịch rất thấp. Ảnh: Gia Linh
Đáng chú ý, 3 tháng đầu năm TP.HCM chỉ có gần 700 căn biệt thự, nhà liền kề
mở bán sơ cấp (chủ đầu tư chào bán). Nguồn cung mới tăng 14% so với quý trước.
Tuy nhiên, lượng giao dịch, thanh khoản của phân khúc này rất chậm khi chỉ
69 căn được giao dịch, tương đương tỷ lệ hấp thụ khoảng 10%. Trong đó, 59% giao
dịch tập trung vào sản phẩm nhà phố liền kề, nhà phố thương mại (shophouse) và
biệt thự chiếm lần lượt 29% và 12%.
Báo cáo thị trường TP.HCM của JLL Vietnam cũng ghi nhận nguồn cung biệt thự,
nhà phố trong quý 4/2023 chỉ đạt 180 căn và chạm mức thấp kỷ lục trong mười năm
qua. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các chủ đầu tư trì hoãn giới thiệu dự án
giữa thời điểm thị trường suy yếu và một phần do sự chậm trễ về thủ tục pháp lý
hoặc tiến độ xây dựng đối với các dự án chưa thỏa điều kiện ký hợp đồng mua
bán.
Theo DKRA Group, TP.HCM và các tỉnh phụ cận (Bình Dương, Long An, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu) có gần 5.100 căn biệt thự, nhà liền kề được chủ đầu tư chào
bán trong quý I, gồm sản phẩm mới và hàng tồn kho.
Riêng TP.HCM được cung ứng khoảng 1.500 căn, tương đương 30%. Tuy nhiên, chỉ
41 căn tại đây được giao dịch thành công, tương ứng tỷ lệ tiêu thụ chỉ 11%. Bình
Dương và Long An là hai địa phương có sức cầu tốt nhất với phân khúc nhà ở này,
lần lượt đạt 41% và 40% tỷ lệ hấp thụ.
Giá bán cao khiến khách hàng khó tiếp cận phân khúc biệt thự, nhà phố. Ảnh: Gia Linh
Đánh giá nguyên nhân khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà với phân khúc biệt thự, nhà phố, bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills cho biết sự khan hiếm của quỹ đất tại khu vực nội thành của TP.HCM đã
thúc đẩy giá nhà tăng cao, dẫn đến khả năng chi trả giảm. Vì nguồn cung có giới
hạn và chủ đầu tư dần hướng đến phân khúc nhà cao cấp, đối tượng người mua bị
thu hẹp, làm tốc độ hấp thụ chậm đi đáng kể.
Trong khi đó, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc hãng tư vấn Cushman &
Wakefield cho rằng nguyên nhân khiến biệt thự, nhà phố “ế” khách là vì giá cao
khiến phân khúc nhà này ngày càng khó tiếp cận với khách hàng trung lưu - nhóm
vốn có nhu cầu lớn về dòng sản phẩm này.
Chuyên gia của Savills Việt Nam cho biết trong tương lai giá bán tiếp tục đắt đỏ tại TP.HCM sẽ là các thách thức lớn lên tốc độ hấp thụ đối với phân khúc này. Nguồn cầu có xu hướng dịch chuyển về các tỉnh thành lân cận.
Bình Dương sẽ có hơn 3.400 căn mới, trong đó hơn 90% có giá dưới 10 tỷ. Đồng
Nai sẽ có 2.900 căn mới với 41% có giá 5-10 tỷ và 29% có giá 10-20 tỷ.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.