Thứ bảy, 07/12/2024

Bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai

09/01/2024 1:25 PM (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai- Ảnh 1.

Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: UBND tỉnh Đồng Nai

Quyết định nêu rõ, phạm vi lập quy hoạch gồm diện tích lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa giới hành chính TP.HCM và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông, Lâm Đồng (không kể phần diện tích thuộc tỉnh Long An được đưa vào Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long) và phần diện tích các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng nhận chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai (gọi chung là vùng quy hoạch).

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai được phân chia thành 6 tiểu vùng quy hoạch, gồm: thượng lưu sông Đồng Nai; hạ lưu sông Đồng Nai; sông Sài Gòn - thượng Vàm Cỏ; sông Bé; sông La Ngà và phụ cận ven biển.

100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải

Mục tiêu tổng quát nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước trên lưu vực sông và toàn vùng quy hoạch; tích trữ, điều hòa, phân phối tài nguyên nước một cách công bằng, hợp lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước gắn với bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, thảm phủ thực vật và đa dạng sinh học.

Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin tài nguyên môi trường và các ngành có khai thác, sử dụng nước.

Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đạt 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; 80% công trình khai thác, sử dụng nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định; 70% hồ, ao, kênh, rạch có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng không được san lấp được công bố và quản lý, bảo vệ.

Hoàn thành việc lập và công bố hành lang bảo vệ nguồn nước, đảm bảo lưu thông dòng chảy, phòng chống sạt lở bờ, bãi sông, giảm thiểu tác hại do nước gây ra; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào nguồn nước.

40% đến 45% lượng nước thải tại các đô thị từ loại II trở lên và 25% đến 30% lượng nước thải tại các đô thị từ loại V trở lên được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào nguồn nước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giải pháp để đẩy nhanh bồi thường, hỗ trợ người dân khi thu hồi đất tại TP.HCM

Giải pháp để đẩy nhanh bồi thường, hỗ trợ người dân khi thu hồi đất tại TP.HCM

TP.HCM triển khai thí điểm ủy quyền cho UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện quyết định biện pháp bảo đảm ổn định đời sống, sản xuất đối với người có đất, chủ sở hữu tài sản khi nhà nước thu hồi đất.

Tiến độ con đường ven sông làm thay đổi diện mạo Nam Bình Dương

Tiến độ con đường ven sông làm thay đổi diện mạo Nam Bình Dương

Đường ven sông Sài Gòn là dự án quan trọng vừa mang tính kết nối giao thông vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, nhất là với TP.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương.

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.

Gỡ ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất: Sớm kết nối nhà ga T3 với loạt công trình

Gỡ ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất: Sớm kết nối nhà ga T3 với loạt công trình

Việc kết nối dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với một số dự án giao thông khác trên địa bàn được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Sau 7 năm ngừng thi công, dự án 1.557 tỷ sẽ khởi công vào năm 2025

Sau 7 năm ngừng thi công, dự án 1.557 tỷ sẽ khởi công vào năm 2025

Sau 7 năm dừng thi công khi chỉ hoàn thành 12% giá trị hợp đồng, dự án xây dựng đoạn đường nối từ Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ được khởi công trong năm 2025.