Bị hại vụ Nhật Nam: Vợ ca sĩ Khánh Phương từng hứa “đền tiền” nếu đầu tư thua lỗ
Gia Bình
20/02/2025 7:33 AM (GMT+7)
Các bị hại cho hay được Công ty Nhật Nam cam kết khoản đầu tư của họ sẽ có lợi nhuận trên 168% trong 2 năm. Bà chủ doanh nghiệp này, tức vợ ca sĩ Khánh Phương, còn cam kết “đền tiền” nếu bị thua lỗ.
Cơ quan tố tụng TP.Hà
Nội đang điều tra Vũ Thị Thúy (SN 1983), Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty
Thương mại Bất động sản Nhật Nam, cùng 5 cấp dưới về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản”.
Bị can Thúy là vợ ông
Phạm Khánh Phương, tức ca sĩ Khánh Phương của “Chiếc khăn gió ấm”. Đến nay, cơ
quan tố tụng thể hiện ông Phương không đồng phạm với vợ trong hành vi lừa đảo
nhưng có đứng tên, mua giúp Vũ Thị Thúy một số bất động sản liên quan vụ án.
Vũ Thị Thúy bị cáo buộc cầm đầu đường dây lừa đảo 26.000 người.
Theo kết luận điều tra
lần 1 ban hành tháng 12/2024, cảnh sát cáo buộc Vũ Thị Thúy dùng 3 công ty gồm
Nhật Nam, Sông Đà Invest và Sông Đà Nhật Nam để huy động hơn 9.113 tỷ đồng từ
26.000 nhà đầu tư.
Cô ta dùng hơn 4.297 tỷ
đồng trong đó để chi hình thức “lấy của người sau trả cho người trước” và đến
nay, còn chiếm đoạt hơn 4.816 tỷ đồng.
Bà chủ Nhật Nam khai,
trong số 4.816 tỷ nói trên, cô ta dùng chi thưởng thêm cho
nhà đầu tư (tiền cổ tức cổ đông chiến lược, chi thưởng hợp đồng, câu lạc bộ
doanh nhân..) hơn 137 tỷ đồng; chi hoa hồng, thưởng cho sale hơn 2.329 tỷ đồng; chi hoạt động kinh doanh (tiền lương, văn phòng, tổ chức sự kiện...) hơn 567 tỷ đồng; chi đầu tư mua bất động
sản trên cả nước hết 188 tỷ đồng đồng.
Ngoài ra, Vũ Thị Thúy
dùng 16 tỷ đồng đầu tư dự án KĐT mới chợ nông sản huyện Lục
Ngạn (Bắc Giang); mua cổ phiếu Công ty SJC hết số tiền khoảng hơn 110 tỷ đồng. Còn lại số tiền hơn 986
tỷ đồng, Thúy sử dụng mục đích cá nhân và đến nay không giải
trình được cụ thể.
Do vụ án xảy ra trên địa bàn cả nước, số lượng
bị hại đặc biệt lớn, Cơ quan điều tra Công an TP.Hà Nội đã ủy thác điều tra đến các tỉnh
thành để ghi lời khai của các bị hại. Đồng thời vụ án cũng được thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng để các bị hại đến cơ quan điều tra nơi địa phương cư trú
trình báo, ghi lời khai.
Kết quả, cảnh sát đã ghi lời khai được của 8.745 cá nhân, ký hơn 27.000 Hợp đồng đầu tư vào Công ty Nhật Nam với tổng số tiền hơn 1.722 tỷ đồng. Họ đã nhận lại được 454 tỷ và còn bị chiếm đoạt hơn 1.267 tỷ đồng.
Các bị hại khai thông qua các trang mạng xã hội
(facebook, zalo, youtube,...) hoặc
được sale của
Công ty Nhật Nam giới thiệu nên biết doanh nghiệp này tổ chức
huy động vốn thông qua việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Công
ty Nhật Nam
cam kết trả tiền phân chia lợi nhuận (cả tiền gốc, lãi) theo ngày trong thời hạn
2 năm, với lợi nhuận thu về từ 168-192%.
Các bị hại được nghe Vũ Thị Thủy hoặc các thành viên Ban
chiến lược, Ban cố vấn, sale thuộc
Công ty Nhật Nam quảng cáo công ty có bất động sản trải
dài từ Bắc vào Nam, trị giá hàng nghìn tỷ đồng được dùng để đảm bảo cho các hợp
đồng hợp tác kinh doanh ký với nhà đầu tư.
Nhóm lừa đảo còn “nổ”, công ty có hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn
có hiệu quả, thu lại lợi nhuận hàng ngày để trả cho các nhà đầu tư.
Bị hại cũng được nghe các thành viên Ban chiến lược, Ban cố vấn chia sẻ bản thân
các thành viên Ban chiến lược, Ban cố vấn cũng đang đầu tư vào công ty với số
tiền lớn, được nhận phân chia lợi nhuận đầy đủ hàng ngày; cho xem trình chiếu các
tin nhắn công ty chuyển khoản tiền phân chia lợi nhuận hàng ngày từ vài triệu đến
vài chục triệu, hàng trăm triệu/ngày.
Các bị hại được nghe giới thiệu các cá nhân
ông Khổng Văn Hà, nguyên Trưởng khoa Luật Học viện Cảnh sát
nhân dân là cố vấn pháp luật; ông Nguyễn Huy Anh,
nguyên Vụ trưởng Vụ
III Văn phòng Chính phủ là cố vấn đối ngoại; ông Nguyễn Văn Ái,
nguyên cán bộ Trường Sỹ quan Lục quân 1 là thành viên Ban cố vấn của Công ty
Nhật Nam.
Đây
đều là những người có vị trí trong xã hội, có hiểu biết pháp luật và đang đầu
tư đồng thời là cố vấn cho Công ty Nhật Nam nên các bị hại rất tin tưởng vào công ty. Họ còn được cho xem các
video quảng cáo; dẫn đi xem thực tế các khu đất, các nhà hàng, khách sạn công ty đã đầu
tư…
Trong các hội nghị nhà
đầu tư, bị can Vũ Thị Thúy còn có phát ngôn về việc cam kết
nhà đầu tư đầu tư vào Công ty Nhật Nam đảm bảo “không bị mất tiền, nếu mất Thúy đền”.
Vì vậy hàng nghìn người tin tưởng ký hợp đồng hợp tác kinh
doanh, nộp tiền cho Công ty Nhật Nam. Tuy nhiên, từ tháng 10/2022, doanh nghiệp này đưa ra nhiều lý do, không thanh toán nữa nên họ có đơn tố giác Vũ Thị Thúy về hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Huy động vốn kiểu đa cấp
Điều tra xác định, Vũ
Thị Thúy đưa thông tin sai sự thật về việc Công ty Nhật Nam mua nhiều
bất động sản trên khắp cả nước, có giá trị lớn; có hoạt động đầu tư vào các dự án; kinh doanh nhà hàng,
khách sạn có hiệu quả nên có thể lấy tiền lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để trả tiền phân chia lợi
nhuận cho các nhà đầu tư.
Để thu hút nhiều nhà đầu tư, Thúy đưa ra chính sách khi nộp
tiền vào Công
ty Nhật Nam sẽ được nhận tiền phân chia lợi nhuận từ 7-8%/tháng, tương ứng với số tiền
nhà đầu tư thu lại sẽ từ 168-192% số tiền đã nộp vào.
Kèm theo đó, hàng tháng hoặc nhân các dịp sự
kiện thành lập công ty, lễ, tết, Thúy đưa ra các chính sách ưu đãi tặng thưởng
cho nhà đầu tư khi ký hợp đồng như tặng vàng, vé du lịch, tặng tiền vào giá trị
hợp đồng.
Ví
dụ, khách nộp 100 triệu nhưng được ghi nhận
mức hợp đồng 110 triệu đồng; với các hợp đồng có giá trị từ 3 tỷ trở lên, nhà đầu tư được chia cổ tức 3 tháng/lần,
tối thiểu 10 triệu đồng, tặng Voucher mua bất động sản của công ty trị giá 250 triệu…
Các chính sách trên chỉ đưa ra trong thời gian ngắn từ 10-30 ngày,
tạo tâm lý muốn ký hợp đồng ngay cho nhà đầu tư để không bỏ lỡ ưu đãi; không có nhiều thời gian
cân nhắc, suy nghĩ.
Để quảng cáo, Thúy thành lập Ban cố vấn và
thuê những cá nhân từng công tác trong công an, quân đội, Văn phòng Chính phủ... làm thành viên. Họ có nhiệm vụ sử dụng hình ảnh, uy tín của bản
thân trong lĩnh vực công tác trước đây để xuất hiện tại các sự kiện, hội nghị rồi quảng cáo về việc
đang làm việc cho Công ty Nhật Nam.
Thành viên Ban cố vấn
phải chia sẻ, bản thân cũng đang đầu tư tiền vào Công ty Nhật Nam và được phân chia lợi nhuận đầy đủ;
giới thiệu doanh nghiệp này đầu tư nhiều bất động sản khắp cả nước; kinh doanh nhà hàng, khách sạn có hiệu quả...
Nhằm tổ chức mạng lưới tiếp cận nhà đầu tư, Thúy thành lập Ban lãnh đạo công ty và Ban chiến lược, trả lương cho người trong nhóm này từ 50 – 200 triệu đồng/tháng. Họ
thực hiện việc mở rộng
phạm vi hoạt động huy động vốn của Công ty Nhật Nam; quản lý các đội nhóm kinh doanh (sale) cùng 32 văn phòng trên khắp cả nước.
Với mục đích lừa đảo,
Công ty Nhật Nam còn đào tạo đội ngũ sale với các bài thuyết trình giới thiệu
về hoạt động đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn; các chính sách chi trả
hoa hồng...
Vũ Thị Thúy cũng chỉ đạo
tổ chức nhiều sự kiện để mời nhà đầu tư tham dự nhằm vận động họ góp vốn vào Nhật
Nam. Người ở các tỉnh xa khi tham gia sự kiện còn được bố trí xe đưa đón, ăn uống…
Như trong một sự kiện
tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình hồi năm 2022, Công ty Nhật Nam đã
mời hơn 5.000 người tham dự. Họ được giới thiệu việc doanh nghiệp làm ăn có
lãi, có nhiều cựu cán bộ Nhà nước tham gia cố vấn… nên có thể yên tâm khi góp vốn.
Kết quả, từ năm 2019 –
2022, có gần 26.000 nhà đầu tư đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp của Thúy, nộp
cho cô ta hơn 9.113 tỷ đồng. Đến nay, Thúy còn chiếm đoạt tổng cộng hơn 4.800 tỷ
đồng.
Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?
Loạt ngân hàng vừa thay đổi thương hiệu đồng thời cập nhật biểu lãi suất huy động với mức cao nhất lên đến 6,1%/năm. Trong đó, MBV (tên mới của OceanBank) đang dẫn đầu với lãi suất 6,1%/năm cho kỳ hạn dài.
Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới sắp sửa rót một khoản đầu tư lớn vào công ty tài chính tiêu dùng HD Saison nhằm giúp công ty tăng nguồn cho vay đến khách hàng, những người chưa đủ điều kiện được ngân hàng cho vay.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội vừa công bố danh mục Dự án xây dựng Nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề với tổng vốn đầu tư 12.756 tỷ đồng.
Reuters cho biết, Mixue Group -công ty trà sữa trân châu lớn nhất Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng sổ sách đăng ký cho đợt chào bán công khai lần đầu ra công chúng tại Hồng Kông vào cuối tháng 2 để huy động khoảng 500 triệu USD.
Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?
Loạt ngân hàng vừa thay đổi thương hiệu đồng thời cập nhật biểu lãi suất huy động với mức cao nhất lên đến 6,1%/năm. Trong đó, MBV (tên mới của OceanBank) đang dẫn đầu với lãi suất 6,1%/năm cho kỳ hạn dài.
Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới sắp sửa rót một khoản đầu tư lớn vào công ty tài chính tiêu dùng HD Saison nhằm giúp công ty tăng nguồn cho vay đến khách hàng, những người chưa đủ điều kiện được ngân hàng cho vay.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội vừa công bố danh mục Dự án xây dựng Nhà hát Ngọc trai và công viên văn hóa nghệ thuật chuyên đề với tổng vốn đầu tư 12.756 tỷ đồng.
Reuters cho biết, Mixue Group -công ty trà sữa trân châu lớn nhất Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng sổ sách đăng ký cho đợt chào bán công khai lần đầu ra công chúng tại Hồng Kông vào cuối tháng 2 để huy động khoảng 500 triệu USD.