Ngày 20/9, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, toàn tỉnh này có 22 dự án nhà ở thương mại có dành quỹ đất ở 20% để xây dựng NƠXH với tổng diện tích đất ở là 64,53 ha. Bình Dương đã đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng 25 dự án NƠXH với khoảng 1,4 triệu m2 sàn nhà ở. Trong đó, 11 dự án NƠXH tại Bình Dương có nguồn vốn ngoài ngân sách, giá bán nhà ở thấp nhất 5,6 triệu đồng/m2 và cao nhất là 14,89 triệu đồng/m2.
Là tỉnh phát triển công nghiệp, người lao động ngoại tỉnh đông, nhu cầu về nhà ở rất lớn, vì vậy Bình Dương tiếp tục triển khai các dự án NƠXH. Dự kiến, nguồn vốn để phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 khoảng 130.000 tỷ đồng, trong đó nhà ở thương mại 49.800 tỷ đồng, dân tự xây từ vốn tích lũy 59.150 tỷ đồng; NƠXH, tái định cư khoảng 21.050 tỷ đồng.
Bình Dương dự báo đến năm 2025 tổng dân số đạt trên 3,25 triệu người và dự kiến sẽ dùng quỹ đất ở tăng thêm 1.600 ha.
Khu nhà ở xã hội Hòa Lợi Bình Dương |
Về đầu tư nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020, theo kế hoạch Bình Dương cần đầu tư hơn 2.000.000m2 sàn. Tuy nhiên, chỉ đạt được khoảng 65% kế hoạch vì nhiều nguyên nhân. Ngoài ra, hiện quỹ đất nhà ở xã hội tại 32 dự án nhà ở thương mại khoảng 100 ha hiện vẫn chưa triển khai xây dựng.
Theo ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, việc phát triển NƠXH ở địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa huy động được nhiều thành phần kinh tế và nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng NƠXH.
Do đó, Bình Dương kiến nghị Chính phủ xem xét tiếp tục bổ sung nguồn vốn cho các đối tượng được vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng NƠXH, mua NƠXH; đồng thời xem xét nâng thời gian cho vay từ 20 năm trở lên, chính sách vay thông thoáng về thủ tục, lãi suất, thời gian vay giúp các đối tượng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay để mua, thuê NƠXH.
Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách, thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp. Trong số khoảng 1,2 triệu lao động ngoài tỉnh đến Bình Dương với khoảng 480.000 người đã có nhà ở ổn định (mua nhà riêng, mua nhà ở xã hội, ở cùng gia đình hoặc người thân di cư).
Ngoài ra, có khoảng 200 doanh nghiệp tự xây dựng nhà ở cho người lao động, đáp ứng khoảng gần 50.000 người, số còn lại người lao động đang phải thuê nhà để ở.
Ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã báo cáo UBND tỉnh đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Sở Xây dựng Bình Dương kiến nghị cấp thẩm quyền cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư trong quy hoạch và phát triển khu công nghiệp, như quy định phải dành diện tích nhất định xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động; bảo đảm việc phát triển các khu công nghiệp phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở cùng các điều kiện về hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân.
Theo Tiền Phong
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc