Liên quan đến tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 1.
Theo Bộ GTVT, báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, công tác đào/đắp có thể đạt tới 300.000 - 400.000m3/ngày, đêm. Tuy nhiên, khối lượng mặt bằng được địa phương bàn giao lớn, song, phạm vi để có thể triển khai thi công đào đắp đầu Tây (thuộc phạm vi đầu đường cất hạ cánh) và khu tập kết đất tốt cho hạng mục đường lăn, đường cất hạ cánh thuộc giai đoạn 1 vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thể triển khai thi công đồng loạt trên toàn bộ mặt bằng được bàn giao và tạm giao.
Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng hai tuyến giao thông kết nối vẫn chưa được bàn giao. Dự án thành phần 4 đến nay chưa thể triển khai đồng bộ (mới có 2/11 hạng mục có mặt bằng) nên chưa thể triển khai công tác lựa chọn nhà đầu tư.
Bộ GTVT đánh giá công tác giải phóng mặt bằng hiện nay có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ san nền và tiến độ chung của toàn dự án. Qua đó, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai giải phóng mặt bằng cho khu vực đắp và dự trữ đất. Đặc biệt tập trung giải quyết di dời dứt điểm các hộ dân tại các khu vực đầu Tây (phạm vi đầu đường cất hạ cánh) đang còn người dân sinh sống xong trước 30/11/2022.
Theo Bộ GTVT, đối với tiến độ xây dựng trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh (thuộc dự án thành phần 1), cơ quan có thẩm quyền của địa phương cần có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn và chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai hạng mục trụ sở đáp ứng tiến độ hoàn thành trước 31/12/2024.
Bộ GTVT cũng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các đơn vị chức năng sớm cung cấp thông tin để xác định giá trị m3 - Dự án thành phần 4 để trình duyệt làm cơ sở cho công tác đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ GTVT sẽ có trách nhiệm đôn đốc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không miền Nam phối hợp chặt chẽ, làm việc cụ thể với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, xác định tiến độ, lộ trình, trách nhiệm các đơn vị trong quá trình lập hồ sơ xác định giá trị m3 và hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 4 theo đúng quy định của pháp luật.
Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư toàn bộ dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (tương đương khoảng 16,06 tỷ USD, áp dụng tỷ giá của năm 2014), trong đó, giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).
Diện tích dự án 5.000 ha, trong đó, diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không là 2.750 ha; diện tích đất cho quốc phòng là 570 ha...
Dự án gồm 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1: đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác;
Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm; Giai đoạn 3: Hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5,0 triệu tấn hàng hóa/năm.
Thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho dự án với tổng diện tích 2.421 ha/2.532 ha (đạt 95,6%). Trong đó, khu vực xây dựng đã bàn giao 1.791 ha (đạt 98,9%); khu vực trữ đất đã bàn giao 630 ha (đạt 87,2%). Phần diện tích còn lại đang tiếp tục xử lý, dự kiến hoàn thành bàn giao trong tháng 11/2022.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc