Thứ hai, 25/11/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến dự thảo Nghị định tính giá đất theo 4 phương pháp

18/02/2024 6:04 PM (GMT+7)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định về giá đất, trong đó quy định cụ thể về trình tự, nội dung xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm so sánh, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất.

Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang lấy ý kiến về các dự thảo Nghị định liên quan việc thi hành Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025.

Trong đó có dự thảo Nghị định quy định về giá đất. Dự thảo quy định cụ thể về trình tự, nội dung xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm so sánh, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến dự thảo Nghị định tính giá đất theo 4 phương pháp- Ảnh 1.

Bộ TN&MT đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về 4 phương pháp tính giá đất.

Theo đó, thông tin về giá đất, giá thuê đất, giá thuê mặt bằng để áp dụng phương pháp so sánh, thặng dư và xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất là thông tin trong khoảng thời gian không quá 24 tháng. Tính từ thời điểm định giá đất trở về trước, được thu thập trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai , cơ sở dữ liệu quốc gia về giá hoặc từ các nguồn khác.

Khi áp dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư, phải ưu tiên lựa chọn thửa đất so sánh theo thứ tự như tương đồng về vị trí, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, kích thước, hình thể, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chiều cao công trình và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá đất so với thửa đất cần định giá.

Thời điểm chuyển nhượng, trúng đấu giá quyền sử dụng đất gần nhất với thời điểm định giá. Có khoảng cách gần nhất đến thửa đất, khu đất cần định giá và không bị giới hạn bởi địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Quy định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong phương pháp so sánh.

Công khai bảng giá đất trước ngày 1/1 hàng năm

Về bảng giá đất, dự thảo quy định căn cứ nội dung xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất; trình tự, thủ tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất hằng năm; việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm áp dụng bảng giá đất.

Sở TN&MT có trách nhiệm lập dự án xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt trước ngày 1/6 của năm xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất.

UBND cấp tỉnh phê duyệt dự án xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trước ngày 15/6 của năm xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến dự thảo Nghị định tính giá đất theo 4 phương pháp- Ảnh 2.

Bảng giá đất sẽ được công khai vào ngày 1/1 hằng năm và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

HĐND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp tỉnh tổ chức hoàn thiện bảng giá đất để quyết định ban hành, công bố công khai bảng giá đất vào ngày 1/1 hằng năm và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Dự thảo nghị định quy định thẩm định bảng giá đất bao gồm việc thành lập hội đồng thẩm định, nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn của chủ tịch hội đồng, các thành viên của hội đồng và của cơ quan thường trực.

Với bảng giá đất được xây dựng theo vị trí đất, dự thảo quy định cách xác định vị trí đất; điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất thị trường; xây dựng giá đất trong bảng giá đất theo vị trí đất.

Về bảng giá đất được xây dựng trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn, dự thảo quy định cách thiết lập vùng giá trị; lựa chọn thửa đất chuẩn và xác định giá của thửa đất chuẩn; xác định các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến giá đất và lập bảng tỷ lệ so sánh; tính toán, rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh kết quả xác định giá của thửa đất cụ thể theo thửa đất chuẩn.

Về giá đất cụ thể, dự thảo quy định căn cứ, nội dung, trình tự xác định giá đất cụ thể; quy định việc chuẩn bị hồ sơ định giá đất cụ thể, lựa chọn tổ chức tư vấn định giá đất cụ thể; thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin...

Trước đó, ngày 5/2, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Theo đó, Nghị định 12 sửa đổi Điều 4, Điều 5 Nghị định số 44 về phương pháp định giá đất và điều kiện áp dụng từng phương pháp đó.

Cụ thể, phương pháp so sánh được thực hiện bằng cách điều chỉnh mức giá của các thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất, tương đồng nhất định về các yếu tố có ảnh hưởng đến giá đất đã chuyển nhượng trên thị trường, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng đấu giá thông qua việc phân tích, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất sau khi đã loại trừ giá trị tài sản gắn liền với đất (nếu có) để xác định giá của thửa đất cần định giá.

Phương pháp thu nhập được thực hiện bằng cách lấy thu nhập ròng bình quân năm trên một diện tích đất chia cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của loại tiền gửi bằng tiền Việt Nam kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trên địa bàn cấp tỉnh của 03 năm liền kề tính đến hết quý gần nhất có số liệu trước thời điểm định giá.

Phương pháp thặng dư được thực hiện bằng cách lấy tổng doanh thu phát triển ước tính trừ đi tổng chi phí phát triển ước tính của thửa đất, khu đất trên cơ sở sử dụng đất có hiệu quả cao nhất (hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, số tầng cao tối đa của công trình) theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được thực hiện bằng cách lấy giá đất trong bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất. Hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thông qua việc so sánh giá đất trong bảng giá đất với giá đất phổ biến trên thị trường.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tư vấn quốc tế chỉ ra lý do Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản đầy hứa hẹn

Tư vấn quốc tế chỉ ra lý do Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản đầy hứa hẹn

Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.