Sức mua đang rơi xuống mức rất thấp do kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu. Các chợ truyền thống vắng tanh, siêu thị dù tăng cường khuyến mãi cũng không mấy thu hút.
Dù chuyên sản xuất các mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống hàng ngày nhưng nhiều doanh nghiệp lương thực thực phẩm tại TP.HCM vẫn đang xấc bấc vì thiếu hụt đơn hàng, sức mua xuống thấp. Tỷ lệ các doanh nghiệp lương thực thực phẩm tăng ca sản xuất hiện nay cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, xác nhận thực trạng này. Theo bà, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều giảm, dẫn đến hàng tồn kho tăng.
“Xu hướng chung, trước mắt và tương lai gần nhất là phải kích cầu nội địa. Việc giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% có ý nghĩa rất lớn, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp kích cầu thị trường lúc này. Từ đầu năm, tôi và các doanh nghiệp đã đề xuất với Chính phủ, Bộ Tài chính sớm tiếp tục giảm thuế VAT hỗ trợ doanh nghiệp”, bà Chi nói.
Lãnh đạo Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho rằng một điểm đáng ghi nhận năm nay theo đề xuất của Chính phủ trình Quốc hội là không phân biệt loại hình doanh nghiệp khi giảm VAT.
“Năm ngoái, do phải phân loại loại hình doanh nghiệp nên rất mất thời gian. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, 10% thì giảm xuống hết 8% sẽ hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp lúc này”, bà Chi nói và mong chính sách sớm được thông qua, áp dụng do sắp sửa bước vào giai đoạn kinh doanh nửa cuối năm.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng để kinh tế sớm phục hồi, phải tăng sức mua cho thị trường, bằng cách triển khai kích thích nhu cầu nội địa thông qua công cụ của nhà nước và công cụ của doanh nghiệp.
Với công cụ của nhà nước, chuyên gia cho rằng tiếp tục giảm thuế VAT là cần thiết. Theo ông, giảm thuế VAT xuống 8% là chưa đủ, mà cần có giải pháp mạnh hơn, thậm chí giảm xuống còn 5-6%. Thứ hai, là cần đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, kích cầu thị trường nội địa thông qua tín dụng tiêu dùng.
Về phía doanh nghiệp, ông Trần Du Lịch cho rằng nên chấp nhận thực hiện các chiến dịch giảm giá, kích thích thị trường trên tất cả lĩnh vực, để giảm hàng tồn kho, một mặt phục vụ thị trường nội địa, một mặt chờ tín hiệu từ thị trường quốc tế để nối lại hoạt động xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá hiện sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Hải, các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong thời điểm này như tìm kiếm đối tác mới, chuẩn hóa các tiêu chuẩn mới của thế giới như chuyển đổi xanh sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng khi thị trường xuất khẩu phục hồi.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá Diễn đàn và hội chợ xuất khẩu TP.HCM đang diễn ra kéo dài đến ngày 28/5 có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Đây là hội chợ chuyên đề tập trung duy nhất vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều khó khăn.
Hội chợ có hơn 250 gian hàng thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu từ nhiều lĩnh vực chủ lực của TP.HCM như thực phẩm và đồ uống, dệt may, thủ công mỹ nghệ, cao su nhựa. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TP.HCM và cả nước với kim ngạch xuất khẩu lên đến hàng tỷ USD.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết đây là lần đầu tiên hội chợ được tổ chức tại TP.HCM. Hội chợ là cơ hội gặp gỡ trực tiếp, tìm kiếm các đối tác, các nhà nhập khẩu, người mua hàng tiềm năng. Các nhà sản xuất dịp này sẽ quảng bá sản phẩm, thương hiệu trong nước đến thị trường quốc tế.
Hội chợ xuất khẩu cũng là dịp để các doanh nghiệp trong nước học hỏi, cọ sát, tiếp cận, nắm bắt nhu cầu, xu hướng thế giới trong bối cảnh “xanh” để có định hướng đầu tư, cải tiến chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn nhà xưởng, công nghệ, thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế.
Theo ông Hoan, TP.HCM sẽ hướng đến tổ chức diễn đàn và hội chợ xuất khẩu như một sự kiện mang tính thường niên nhằm tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và thành phố trong giai đoạn ngắn hạn cũng như lâu dài.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).
Quả lê Nhật Bản chỉ có vào mùa thu, giá bán lên đến 300.000 đồng/kg và bán theo quả
Ngành công thương TP.HCM đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân dịp cuối năm.
Huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang trở thành đảo xanh trong mắt du khách. Với mô hình “Xách giỏ đi chợ thay túi ni lông”, người dân nơi đây đang chung tay làm kinh tế tuần hoàn, môi trường xanh giúp ngành “kinh tế không khói” nơi đây phát triển.
Chiều ngày 3/10 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Sojitz Việt Nam đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ với nhiều nội dung quan trọng nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.