Hàng loạt căn hộ chung cư cao cấp tại các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Tây Hồ (Hà Nội) đang rao bán cắt lỗ, giảm giá tới vài trăm triệu đồng, so với thời điểm mở bán.
Đơn cử, tại quận Hà Đông, căn hộ chung cư cao cấp Mulberry Lane từng được chào bán với giá 38-40 triệu đồng/m2, nhưng nay chỉ còn khoảng 27-29 triệu đồng/m2. Giá chào bán căn hộ cao cấp Seasons Avenue (Hà Đông) từng đạt mức 40 triệu đồng/m2, nay chỉ còn khoảng 30-33 triệu đồng/m2.
Tương tự, nhiều căn hộ chung cư cao cấp D'Capitale Trần Duy Hưng (Cầu Giấy) cũng từng được chào bán với giá 45-50 triệu đồng/m2, nay giá đang dao động từ 42-46 triệu đồng/m2.
Chị Nguyễn Huyền Anh – một chủ căn hộ chung cư cao cấp tại Cầu Giấy đang rao bán cho biết, năm 2019 gia đình chị đã bỏ ra 4,1 tỷ đồng để mua và làm nội thất căn hộ 2 phòng ngủ tại chung cư D'Capitale Trần Duy Hưng. Tuy nhiên, do cần vốn đầu tư mới, gia đình phải bán.
"Theo tình hình dịch bệnh phức tạp và tham khảo giá bán trên thị trường, tôi đã hạ giá, cắt lỗ tới 400 triệu đồng, nhưng vẫn không có khách hỏi mua", chị Huyền Anh nói.
Ngoài thực trạng nhiều chủ căn hộ chung cư cao cấp phải rao bán cắt lỗ, kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020, thị trường căn hộ cao cấp cho thuê Hà Nội giảm giá mạnh so với những năm trước đó. Nhiều chủ nhà đã có động thái giảm giá thuê, tăng phí cho môi giới nhưng vẫn không có khách hỏi.
Anh Nguyễn Minh Hiếu - một nhân viên môi giới nhiều năm kinh nghiệm bán bất động sản ở Hà Nội chia sẻ, nhiều người đầu tư vào căn hộ cao cấp, mục đích là cho người nước ngoài thuê lại, nhưng dịch Covid-19 phức tạp khiến việc đi lại khó khăn, người thuê không có. Do đó, chủ nhà không có nguồn thu hoặc giá thuê giảm không đủ bù đắp chi phí, đặc biệt với những người dùng đòn bẩy tài chính cao, để bảo toàn vốn buộc phải bán ra.
"Thị trường các phân khúc khác lại sôi động như đất nền, đất thổ cư, nên tôi chấp nhận bán ra lỗ vài trăm triệu để lấy vốn đầu tư lướt sóng chỗ khác. "Lướt sóng" đất nền chỉ cần một lần cũng lãi, đủ bù lỗ", anh Minh nói.
Cũng theo anh Hiếu, một phần nguyên nhân chủ quan khiến cư dân phải bán cắt lỗ căn hộ xuất phát từ chủ đầu tư. Nhiều dự án tuy gắn mác cao cấp nhưng quá trình vận hành lại bộc lộ nhiều bất cập về chất lượng, tiện ích và dịch vụ… dẫn tới lùm xùm, treo băng rôn biểu tình, kiện cáo chủ đầu tư hay ban quản trị. Điều đó khiến giá bán giảm mạnh.
Ở góc độ chuyên gia lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản đang ở giai đoạn khó khăn vì siết cơ chế chính sách, tín dụng và ảnh hưởng một phần của dịch bệnh. Do vậy, một số nhà đầu tư không trường vốn hoặc dùng đòn bẩy tài chính sẽ buộc phải nhả hàng ra.
Bên cạnh đó, dịch bệnh kéo dài nên nhiều người mua nhà theo dạng đầu tư để bán hoặc cho thuê sẽ gặp khó khăn, buộc phải bán để cắt lỗ, bảo toàn vốn dẫn đến thị trường thứ cấp nhà chung cư thời gian qua có lượng hàng, lượng giao dịch tăng lên.
Về nguyên nhân sâu xa hơn, ông Đính cho rằng, do thị trường phát triển không cân đối, nhà ở bình dân thiếu trầm trọng, còn lượng hàng ở phân khúc trung, cao cấp thừa nhiều trong thời gian dài, giới đầu tư ôm hàng chung cư lâu sẽ dễ mất giá, sốt ruột muốn bán để giữ an toàn dòng vốn.
Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không kéo dài. Khi thực sự kiểm soát được dịch bệnh, xã hội trở lại guồng phát triển bình thường, nhiều khả năng sẽ thoái trào. Cũng theo ông Đính, đối với nhu cầu ở thực, người mua căn hộ ở Hà Nội sẽ rất dễ chốt mua hơn thời gian trước.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.