Cận Tết, đơn vị quản lý metro số 1 TP.HCM chưa có lương, xin tạm ứng kinh phí
Hồng Trâm
06/12/2022 7:00 AM (GMT+7)
Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 là công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM lại liên tục có kiến nghị về nguy cơ phải dừng hoạt động vì hết kinh phí.
Trong báo cáo gửi công đoàn cơ sở Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (chủ đầu tư) mới đây, công đoàn thành viên công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM cho biết từ tháng 2/2022 đến nay, công ty chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết kinh phí hoạt động. Trong bối cảnh dịp Tết đang cận kề, đơn vị không có tiền để trả lương và giải quyết bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Cụ thể, Công đoàn Ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết đến nay công ty chưa có thẩm quyền giải quyết kinh phí hoạt động. Theo đó, không có kinh phí để sớm thanh toán các khoản nợ lương của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn...
Tuyến metro số 1 sắp hoàn thành. Ảnh: I.T
Để sớm thanh toán các khoản nợ lương của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn khoảng 2,9 tỷ đồng, công đoàn công ty kiến nghị sớm có giải pháp cấp bách để được tạm ứng kinh phí. Việc này nhằm giúp công ty có nguồn chi trả tiền lương cho người lao động hiện đang hết sức khó khăn, nhất là khi Tết Nguyên đán 2023 đã cận kề.
Cùng với đó, công ty cũng kiến nghị thành phố tiếp tục quan tâm, đôn đốc bộ ngành để sớm được chấp thuận chủ trương bổ sung vốn điều lệ, nhằm đảm bảo nguồn lực hoạt động và chuẩn bị tiếp nhận tài sản bàn giao dự án; đảm bảo ổn định và thu nhập cho người lao động.
Theo đó, công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 từ năm 2019 với chức năng tiếp nhận, triển khai, quản lý và vận hành bảo dưỡng đường sắt đô thị khi hoàn thành, chuyển giao. Từ khi thành lập, công ty mới được cấp vốn điều lệ là 14 tỷ đồng chỉ để mua sắm máy tính và các trang thiết bị văn phòng và không có thêm nguồn kinh phí nào khác.
Công ty quản lý tuyến metro số 1 xin được tạm ứng kinh phí. Ảnh: H.T
Đứng trước tình hình trên, công ty đã trình UBND TP để báo cáo đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND TP thực hiện.
Để giải quyết vấn đề trên, cuối tháng 11 vừa qua, UBND TP đã có văn bản báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài chính kiến nghị chấp thuận chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho công ty với số tiền 268 tỷ đồng để giúp công ty đảm bảo nguồn lực hoạt động. Đồng thời, công ty chuẩn bị tiếp nhận tài sản bàn giao từ dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1.
Thời gian qua, các bất động sản bán lẻ hạng sang tại khu vực trung tâm TP.HCM duy trì tỷ lệ trống rất thấp. Nhiều toà nhà lấp đầy khách thuê bởi các thương hiệu uy tín, thu hút người tiêu dùng.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.
Thời gian qua, các bất động sản bán lẻ hạng sang tại khu vực trung tâm TP.HCM duy trì tỷ lệ trống rất thấp. Nhiều toà nhà lấp đầy khách thuê bởi các thương hiệu uy tín, thu hút người tiêu dùng.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.