Cao điểm Tết: Doanh nghiệp taxi, xe công nghệ tăng 25% lượng xe giải toả khách tại sân bay Tân Sơn Nhất
Gia Linh
20/01/2025 7:59 PM (GMT+7)
Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón lượng khách kỉ lục lên tới hơn 4 triệu lượt trong dịp Tết Ất Tỵ. Để giải toả áp lực hành khách, các hãng taxi, xe công nghệ phải cam kết tăng 25 % so với số lượng xe đã đăng ký.
Những ngày qua, lượng khách đổ về sân bay Tân Sơn Nhất liên tục tăng. Nguyên nhân vì nhiều người dân tại TP.HCM (chủ yếu là sinh viên, lao động tự do) tranh thủ về quê sớm vì sợ cận Tết, giá vé máy bay đắt đỏ.
Lượng khách tăng cao đã gia tăng áp lực lên sân bay lớn nhất nước, đặc biệt là khu vực nhà ga quốc nội và làn chờ đón xe. Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết đơn vị đã và đang triển khai giải pháp để tăng cường năng lực phục vụ cao điểm Tết.
Trao đổi với PV Thế Giới Tiếp Thị Online, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán 2025 (Từ ngày 15 tháng Chạp đến hết 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ, tức từ ngày 14/1/2025 đến 12/2/2025), tổng số chuyến bay dự kiến là 26.033 chuyến.
Sân bay Tân Sơn Nhất đứng trước áp lực ùn tắc vì lượng khách dịp Tết tăng kỉ lục. Ảnh: Gia Linh
Sản lượng chuyến bay trung bình mỗi ngày là trên 800 chuyến, trong đó ngày cao điểm nhất dự kiến là trên 970 chuyến. Tổng số khách dự kiến trong giai đoạn cao điểm Tết là 4.028.003 lượt. Trong đó, khách quốc tế là 1.513.644 lượt, khách quốc nội là 2.514.359 lượt. So với cùng kỳ năm trước, tổng số chuyến bay dự kiến tăng 6,25% và tổng số khách dự kiến tăng 5,36%.
Lượng khách và số chuyến bay tăng trưởng sẽ gia tăng áp lực ùn tắc trong bối cảnh hạ tầng còn hạn chế. Đáng chú ý, năm nay xuất hiện tình trạng taxi không vào được sân bay đón khách giờ cao điểm do kẹt xe, dẫn đến thiếu xe, khách phải chờ đợi lâu. Thời gian cao điểm phục vụ Tết, sân bay Tân Sơn Nhất dự báo có khoảng 1.000 chuyến bay đi và đến mỗi ngày.
Tăng cường xe taxi, xe công nghệ phục vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất
Trước tình hình trên, để sân bay không rơi vào cảnh quá tải “trên trời – dưới đất”, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã yêu cầu tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ phi hàng không, các hãng taxi, xe công nghệ tăng cường năng lực phục vụ. Đặc biệt, các hãng xe phải cam kết tăng số lượng cung ứng lên 25 % so với số lượng xe đã đăng ký.
Trước đó, nhà chức trách hàng không cũng đã có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải TP.HCM bố trí xe buýt đưa khách từ sân bay ra trạm trung chuyển vào dịp cao điểm Tết 2025. Ngoài ra, Sở này cũng được yêu cầu bố trí xe cẩu để xử lý các phương tiện gặp sự cố, tránh gây ùn tắc cục bộ trong sân bay.
Các hãng xe phải cam kết tăng số lượng cung ứng lên 25 % so với số lượng xe đã đăng ký. Ảnh: Gia Linh
Theo đó, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thống nhất bố trí 2 vị trí xe buýt đậu chờ tại bãi đệm phía trước ga quốc tế đến và 1 vị trí đậu xe cẩu trước Cảng vụ để trung chuyển hành khách ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất.
Bên cạnh đó, đơn vị còn bố trí 2 vị trí đậu xe buýt đón khách tại Làn B ga Quốc nội và sẽ bố trí thêm vị trí đậu xe buýt đón khách tại Làn C ga Quốc nội khi có nhu cầu phát sinh.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa tình trạng delay chuyến bay dịp Tết, Cảng đã điều chỉnh thêm vị trí đỗ code E và 01 code F khi nhu cầu các hãng tăng cao. Trước đó, sân bay Tân Sơn Nhất đã điều chỉnh tham số cất hạ cánh (slot) lên 48 chuyến giờ ban ngày và 46 chuyến giờ ban đêm từ 21/1 đến 9/2 giúp các hãng hàng không bổ sung tải cung ứng lên 18% so với dự kiến trước đây, nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của hành khách
Bên cạnh đó, một loạt giải pháp để rút ngắn thời gian quay đầu của máy bay, hạn chế delay dịp Tết cũng được Cảng tiến hành như: Triển khai thu phí không dừng; Tổ chức thiết kế các tuyến lăn tiêu chuẩn trong sân đậu máy bay, giúp giảm tải cho việc điều hành của kiểm soát viên không lưu và giúp phi công định hướng nhanh vị trí đậu để kịp thời thoát ly việc chiếm giữ đường lăn, giúp cho các tàu bay khác khai thác; Áp dụng và vận hành mô hình phối hợp ra quyết định ACDM, giúp xác định chính xác các mốc thời gian trong dây chuyền phục vụ chuyến bay...
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.