Chìa khoá giúp thị trường bất động sản phía Nam ấm dần
Gia Linh
13/01/2025 6:46 PM (GMT+7)
Thị trường bất động sản phía Nam trong thời gian qua đã dần có chuyển biến tích cực. Theo các chuyên gia, việc các bộ Luật mới chính thức có hiệu lực cùng các dự án hạ tầng quy mô lớn được triển khai đóng vai trò chính.
Thị trường bất động sản phía Nam đã tăng trưởng dương
Sau ảnh hưởng dịch bệnh và kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản phía Nam nói chung và tại TP.HCM đang dần phục hồi, dù tốc độ giữa các phân khúc vẫn chưa đồng đều.
Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sau thời gian "nằm im" thăm dò thị trường đã có động thái mới. Một số đơn vị đã giới thiệu sản phẩm ra thị trường, tái khởi động các dự án cũ, hoặc rao bán giỏ hàng cũ. Trong đó, khu vực TP.HCM và các giáp ranh như Bình Dương vẫn giữ sức hút với nhà đầu tư.
Dữ liệu của Hiệp Hội bất động sản TP.HCM (HoREA), năm 2024, lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM đã tăng trưởng dương trên dưới 9%. Dự tính trong 11 tháng của năm 2024, kết quả doanh thu kinh doanh bất động sản ước đạt 250.000 tỷ đồng.
Về số lượng dự án được phát triển, HoREA đánh giá đã có sự cải thiện dù con số này vẫn khiêm tốn. Cụ thể, năm 2020 không có dự án, năm 2021 có 7 dự án, năm 2022 có 2 dự án, năm 2023 có 2 dự án, 11 tháng đầu năm 2024 có 12 dự án (trong đó chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội, chỉ bằng khoảng 1/5 số lượng dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư vào các năm trước dịch Covid-19).
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần có tính hiệu tích cực. Ảnh: Gia Linh
Đáng chú ý, trong năm 2024, cơ quan chức năng tại TP.HCM đã phối hợp, tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, đi đôi với nỗ lực của các doanh nghiệp bất động sản tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm để tồn tại chờ cơ hội phục hồi trở lại.
Theo HoREA, 10 tháng của năm 2024, Tổ Công tác 1435 của Thủ tướng Chính phủ đã chuyển đến TP.HCM 64 dự án để được xem xét giải quyết và Tổ Công tác chuyên đề của UBND TP.HCM đã họp 10 cuộc họp xem xét giải quyết cho 34 dự án. Trong đó có 8 dự án đã được giải quyết dứt điểm, còn lại 26 dự án có vướng mắc đang được các Sở, ngành và TP.Thủ Đức tiếp tục xử lý theo quy định.
Trong khi đó, báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế tài chính, bất động sản Dat Xanh Services (Dat Xanh Services - FERI) nhận định năm 2023 được xem là "năm của cao tốc" thì năm 2024 có thể được xem là năm "khởi động" cho các dự án quy mô lớn, đặc biệt là các dự án liên quan logistic và công nghệ cao. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang được quan tâm đầu tư nhiều hơn.
Theo đó, tính đến hết tháng 11/2024, giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 54,8% kế hoạch, tương ứng 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và thấp hơn gần 5% so với cùng kỳ 2023.
Các yếu làm tăng nhiệt thị trường bất động sản phía Nam
Các chuyên gia cho rằng thị trường có tín hiệu ấm lên nhờ vào sự tác động của nhiều yếu tố quan trọng. Cụ thể, việc các bộ luật mới liên quan ngành bất động sản chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 bao gồm: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho ngành bất động sản.
Nhiều điểm sáng đã xuất hiện, được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho sự phát triển minh bạch, ổn định trong chu kỳ mới. Điều này, cũng phần nào hỗ trợ thúc đẩy tiến độ phát triển dự án và gia tăng nguồn cung nhà ở mới.
Hạ tầng giao thông cùng các bộ Luật mới có hiệu lực tác động lớn đến thị trường. Ảnh: Gia Linh
Bên cạnh đó, bảng giá đất điều chỉnh được ban hành tại TP.HCM và một số tỉnh thành phía Nam kỳ vọng sẽ là cơ sở để đẩy nhanh việc tháo gỡ nút thắt liên quan đến pháp lý cũng như công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án.
Ngoài ra, loạt dự án hạ tầng quy mô lớn được triển khai là trợ lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để phát triển thị trường bất động sản. Ghi nhận của PV Dân Việt, tại khu vực phía Nam, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đang được "tốc lực" triển khai và xây dựng như đường Vành đai 3 TP.HCM; Vành đai 4 TP.HCM; Vành đai 2 TP.HCM; Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, dự án xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành...
“Lĩnh vực bất động sản nhà ở hưởng lợi rất nhiều từ cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông các vùng kinh tế. Việc di chuyển giao thương thuận lợi giúp nhà đầu tư, người mua nhà mạnh dạn hơn với nhiều sản phẩm bất động sản ở các khu vực khách nhau. Do đó, năm 2025, sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác”, Ông Lưu Quang Tiến - Phó Viện trưởng Dat Xanh Services - FERI cho hay.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất UBND TP. Hà Nội xây dựng mới 5 cầu vượt nhẹ bằng thép nhằm giảm thiểu ùn tắc và tăng khả năng kết nối giao thông tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân và Gia Lâm
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) được xem là khu đô thị có giá chung cư, biệt thự, liền kề đắt đỏ bậc nhất thủ đô khi chung cư có giá hơn 100 triệu đồng/m2, biệt thự lên tới 850 triệu đồng/m2.
Tình trạng mặt bằng cho thuê đóng cửa hàng loạt, rao mãi không có người hỏi đang trở thành nỗi ám ảnh. Ở Hà Nội, TP.HCM, nhiều tuyến phố được mệnh danh “đất vàng” cho kinh doanh nay chứng kiến những bảng cho thuê dày đặc.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng giá khó hạ.