Thứ bảy, 20/04/2024

Cho vay ngang hàng cần tuân thủ quy định thương mại điện tử

19/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Cho vay ngang hàng được xác định là hoạt động thương mại điện tử, bởi vậy, các website cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng cần tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Tiềm ẩn biến tướng cho vay tín dụng “núp bóng”

Theo nhóm nghiên cứu Trường Đại học Thương mại (chuyên gia Trần Ngọc Diệp, chuyên gia Chu Ngọc Duy), pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm cụ thể hay văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh về hoạt động cho vay ngang hàng - P2P lending.

Tuy nhiên, tại công văn số 5228/NHNNCSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động cho vay ngang hàng đề cập tới cách hiểu về hoạt động này là: Hoạt động P2P Lending được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số, kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.

Theo đó, toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty vận hành nền tảng (P2P Lending) ghi nhận và lưu trữ bằng các bản ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty P2P Lending, được đăng tải cho khách hàng đăng ký tham gia nền tảng truy cập”.

Cho vay ngang hàng cần tuân thủ quy định thương mại điện tử - Ảnh 1.

Cho vay ngang hàng được xác định là hoạt động thương mại điện tử.


Xét theo tính chất của mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng, đây là một tổ chức kinh tế, thực hiện hoạt động kinh doanh có tính chất nghề nghiệp nhằm mục đích sinh lời, vì vậy chủ thể này yêu cầu phải có tư cách thương nhân và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về thương mại.

Những hoạt động thương mại mà các tổ chức này lại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối internet dưới hình thức là các website, vì vậy hoạt động cho vay ngang hàng được xác định là hoạt động thương mại điện tử.

Theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì website này thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ cho vay nhưng không thực hiện việc cho vay bằng tài sản của mình, đây là dạng website dịch vụ thương mại điện tử.

“Bởi vậy, các website cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng cần tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và các văn bản khác có liên quan.

Nếu không có quy định chặt chẽ, có thể trong tương lai các hoạt động này sẽ biến tướng thành các hoạt động cho vay tín dụng nhưng “núp bóng” cho vay ngang hàng để né tránh các yêu cầu, điều kiện để được phép thực hiện cho vay tín dụng”, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Thương mại nhấn mạnh.

Khảo sát cho thấy, hiện nay tại Việt Nam có hơn 40 công ty cung cấp nền tảng cho vay ngang hàng, trong đó, ngành nghề kinh doanh của các công ty này khác nhau, thậm chí có những công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh không có liên quan với bản chất của hoạt động cho vay ngang hàng.

Nhiều công ty lại đăng ký những ngành nghề kinh doanh khác để né tránh hoặc lạm dụng danh nghĩa của hoạt động cho vay ngang hàng để thực hiện kinh doanh những ngành nghề khác mà không cần tuân thủ theo những điều kiện đầu tư mà pháp luật đưa ra như hoạt động cầm đồ hay hoạt động đánh giá tín nhiệm

Các công ty P2P Lending đang đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau và mỗi công ty lại có một ngành nghề kinh doanh chính riêng biệt. Qua đó có thể thấy hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa xác định được rõ bản chất của hoạt động này nhằm xác định ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Điều chỉnh hoạt động về đúng bản chất

Nhóm nghiên cứu nhận định: Hầu hết các khoản vay trên nền tảng cho vay ngang hàng là các khoản vay ngắn hạn (từ 1 tháng đến 24 tháng). Đối với người đi vay, những đối tượng này được phép vay từ 1 triệu đến 1 tỷ đồng. Đối với các nhà đầu tư, số tiền đầu tư tối thiểu để tham gia vào nền tảng là từ 1 triệu đến 250 triệu.

Theo các thông tin được công bố trên website của các nền tảng (Tima.vn, Fiin.vn, ... ), tổng số tiền mà các nền tảng này giải ngân là một con số thực sự lớn. Điều này đặt ra nghĩa vụ cho các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát hoạt động trên nền tảng.

Cho vay ngang hàng cần tuân thủ quy định thương mại điện tử - Ảnh 2.

Hệ thống pháp luật của nước ta chưa xác định được rõ bản chất của hoạt động cho vay ngang hàng.


Để điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng theo khung pháp lý sao cho đúng với bản chất của mô hình P2P Lending, cần tạo điều kiện cho sự phát triển của các nền tảng cho vay ngang hàng.

Một khung pháp lý chỉ hiệu quả khi bên cạnh việc giúp kiểm soát các rủi ro, còn phải là cơ sở pháp lý giúp cho các hoạt động cho vay ngang hàng phát triển một cách lành mạnh.

“Để làm được điều đó, yếu tố tiên quyết đầu tiên là phải xác định được chính xác bản chất của cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Đồng thời, đảm bảo sự đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, và xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật.

Ở đây, các quy định pháp luật đưa ra nhằm điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng cần phải có tính thống nhất, không chồng chéo. Ngoài ra, các quy định đưa ra cần theo kịp thực tế, tránh chỉ mang tính lý thuyết”, nhóm nghiên cứu khuyến nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).