Thứ hai, 20/05/2024

Chủ tịch Dabaco giảm sở hữu cổ phần

01/11/2022 10:55 AM (GMT+7)

Chủ tịch Dabaco và những thành viên trong gia đình liên tục bán ra cổ phiếu DBC trong bối cảnh thị giá cổ phiếu đã giảm gần 60% so với hồi đầu năm...

Chủ tịch Dabaco giảm sở hữu cổ phần - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So đăng ký giảm tỷ lệ sở hữu... Ảnh: IT

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So (HoSE: DBC) vừa đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu DBC từ ngày, thời gian giao dịch 2/11 - 1/12/2022, mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

Tạm tính theo mức giá hiện nay (phiên giao dịch 1/11 là 15.250 đồng/CP), ông So dự thu về hơn 152 tỷ đồng từ giao dịch trên. Nếu giao dịch thành công, ông So sẽ giảm sở hữu tại Dabaco từ mức 68,5 triệu cổ phiếu (28,3% vốn cổ phần) xuống 58,5 triệu cổ phiếu (24,16% vốn cổ phần). 

Động thái trên của Chủ tịch Dabaco gây nhiều chú ý, khi diễn ra trong bối cảnh thị giá DBC đã giảm gần 60% so với đỉnh đầu năm. 

Cụ thể, cổ phiếu DBC đã giảm hơn 57,6% kể từ hồi đầu năm, từ vùng giá 36.000 đồng/CP (ngày 4/1), xuống 15.250 đồng/CP (ngày 1/11), đồng nghĩa với vốn hóa thị trường của Dabaco đã bị "bốc hơi" hơn 5.021 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm. 

Với việc sở hữu hơn 68,5 triệu cổ phiếu, khi thị giá DBC giảm hơn 57,6% đồng nghĩa với việc tài sản của Chủ tịch Dabaco Phạm Như So cũng đã bị "bốc hơi" hơn 1.421 tỷ đồng.

Không chỉ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So đăng ký bán cổ phiếu DBC để giảm tỷ lệ sở hữu, trước đó, 2 ái nữ nhà ông So cũng đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu DBC đang năm giữ. 

Cụ thể, từ ngày 22-23/8 vừa qua, bà Nguyễn Thu Hiền đã bán ra toàn bộ 3 triệu cổ phiếu DBC, qua đó, giảm sở hữu từ 2,39% xuống còn 1,15% vốn điều lệ.

Trước đó nữa, vào ngày 28/7, bà Nguyễn Thị Tân Hòa cũng đã bán ra 2 triệu cổ phiếu DBC để giảm sở hữu từ 3,05% xuống còn 2,23% vốn điều lệ.

Chủ tịch Dabaco giảm sở hữu cổ phần - Ảnh 2.

Cổ phiếu DBC đã giảm gần 60% so với hồi đầu năm...

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý III vừa công bố, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.665 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng hơn 34%, khiến biên lợi nhuận gộp chỉ đạt hơn 485 tỷ đồng, nhưng vẫn tăng 26% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Dabaco chỉ đạt 4,5 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 6%, còn hơn 43 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay gần 40 tỷ đồng. Các chi phí khác biến động không quá nhiều so với cùng kỳ. 

Kết quả, Dabaco báo lãi ròng quý III đạt hơn 206 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ngành chăn nuôi ghi nhận doanh thu đạt 9.637 tỷ đồng. Trong đó, tăng đột biến là nguồn thu từ bán bất động sản (từ 231 tỷ 9 tháng đầu năm 2021 đột biến lên 843,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay). 

Khấu trừ chi phí, Dabaco ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 229 tỷ đồng, giảm đến 68% do ảnh hưởng từ mảng heo nửa đầu năm.

Theo giải trình từ doanh nghiệp, quý III/2022, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng địa chính trị tại một số nước trên thế giới, ngành thức ăn chăn nuôi nói chung cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do chi phí đầu vào, giá nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí vận chuyển, logistics tăng cao...

Ngoài ra, ngành chăn nuôi vẫn còn khó khăn, do dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và nuôi tái đàn, doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị chăn nuôi cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, Tập đoàn đã luôn chỉ đạo sát sao các đơn vị thành viên tích cực áp dụng các giải pháp kỹ thuật, quản lý, nâng cao năng suất, tiết kiệm triệt để nhằm hạ giá thành sản xuất, nhờ vậy, hoạt động SXKD của các Nhà máy thức ăn chăn nuôi vẫn ổn định và tăng trưởng. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bất động sản cũng được ghi nhận trong quý III, dẫn đến lợi nhuận hợp nhất sau thuế tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.