Xe chở lô hàng gạo xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chuẩn bị ra cảng. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Cụ thể như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh.
Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, thủy sản là những mặt hàng tiềm năng mà Việt Nam có thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu như: gạo, rau, củ, quả, thủy sản... Đặc biệt, các loại gạo chính Việt Nam xuất khẩu sang Singapore là gạo nếp, gạo trắng, gạo vỡ, gạo đồ.
Bộ Công Thương cho biết thêm, ngoài những mặt hàng đang có mặt tại các hệ thống siêu thị của Singapore như: vải, hồng xiêm, chanh leo, Singapore còn quan tâm đến quả vú sữa, nhãn, mãng cầu, các loại rau lá, đậu bắp, bí, dưa chuột của Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 4 sang Singapore, chiếm 12% tổng nhập khẩu thủy sản của Singapore từ các đối tác. Các mặt hàng cá phi lê đông lạnh và cá chế biến của Việt Nam luôn duy trì thị phần tại Singapore trên 20%. Ngoài ra, Singapore rất quan tâm đến các mặt hàng thủy sản cao cấp như: tôm mũ ni, tôm càng xanh, tôm hùm, cá mú, thủy hải sản khô, thủy hải sản đóng hộp và các sản phẩm thủy hải sản chế biến. Thống kê cho thấy, sau 2 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Singapore ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh; xăng dầu các loại; gạo; rau, quả; thủy sản... Ở chiều ngược lại, trong 2 tháng qua nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore ước đạt 643 triệu USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm linh kiện và điện tử; hóa chất; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; chất dẻo nguyên liệu; xăng dầu các loại; sản phẩm khác từ dầu mỏ.
Seven & I Holdings, chủ sở hữu của các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, cho biết họ dự kiến sẽ phải xem xét kỹ lưỡng chuỗi cung ứng của mình và kiểm soát chi phí khi người tiêu dùng Mỹ vật lộn với tác động của thuế quan do chính quyền Trump đề ra.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Seven & I Holdings, chủ sở hữu của các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, cho biết họ dự kiến sẽ phải xem xét kỹ lưỡng chuỗi cung ứng của mình và kiểm soát chi phí khi người tiêu dùng Mỹ vật lộn với tác động của thuế quan do chính quyền Trump đề ra.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.