Thứ năm, 07/11/2024

Cổ phiếu "đại gia phố núi" Đức Long Gia Lai lại giảm kịch sàn

08/04/2024 10:39 AM (GMT+7)

Sau khi bị HoSE đưa vào diện kiểm soát, cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai lập tức giảm hết biên độ. Đây cũng là phiên thứ 2 liên tiếp mã cổ phiếu này giảm kịch sàn.

Cổ phiếu "đại gia phố núi" Đức Long Gia Lai lại giảm kịch sàn- Ảnh 1.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (8/4), cổ phiếu DLG của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) tiếp tục giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp, về mức 1.980 đồng/CP, tương ứng mất khoảng 80% thị giá sau 2 năm.

Tính đến thời điểm 10h30, có hơn 7,9 triệu đơn vị khớp lệnh.

Đà bán tháo của cổ phiếu DLG đến từ việc cuối tuần trước (ngày 5/4), Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo đưa cổ phiếu DLG vào diện kiểm soát.

Lý do vì lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán 2 năm gần nhất (2022-2023) của công ty là số âm, thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định.

Cổ phiếu "đại gia phố núi" Đức Long Gia Lai lại giảm kịch sàn- Ảnh 2.

Cổ phiếu DLG giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp.

Cụ thể, theo nguyên tắc thận trọng của chuẩn mực kế toán, Đức Long Gia Lai phải trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với các công nợ quá hạn số tiền 511 tỷ đồng, tăng thêm 423 tỷ đồng so với trước kiểm toán. Điều này đã đưa chi phí quản lý doanh nghiệp vọt lên 658 tỷ đồng, gần gấp 3 lần số từng báo cáo, trực tiếp làm kết quả cuối cùng lỗ nặng.

Đó là chưa kể lãi gộp sau kiểm toán mất 55 tỷ đồng do điều chỉnh tăng giá vốn hàng bán, còn 222 tỷ đồng.

Theo Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues), DLG chưa đánh giá khả năng thu hồi theo thực tế của các khoản cho vay ngắn và dài hạn số tiền 211 tỷ đồng, đồng thời đơn vị này cũng không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán thích hợp để trích lập dự phòng theo thực tế.

Hiện DLG đã trích lập dự phòng 652 tỷ đồng, chiếm 80% phải thu ngắn hạn của khách hàng, trong đó đáng kể nhất gồm ông Lý Trần Tiến 391 tỷ đồng, Nguyễn Tuấn Vũ 130 tỷ đồng,…

Chưa hết, một nửa trong số hơn 1,1 nghìn tỷ đồng phải thu về cho vay dài hạn cũng được đánh giá là khó thu hồi, tăng hơn 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Tuy nhiên, tính đến 30/03 năm nay, DLG cho biết đã thu được 1,3 nghìn tỷ đồng trên tổng 2.2 ngàn tỷ đồng khoản cho vay tín chấp ngắn và dài hạn nhưng chưa thể đánh giá khả năng thu hồi theo thực tế đối với số tiền 211 tỷ đồng.

Cuối năm 2023, các khoản dự phòng của DLG bao gồm phải thu ngắn hạn khó đòi, giảm giá hàng tồn kho hay đầu tư tài chính dài hạn khoảng hơn 2 nghìn tỷ đồng và chiếm 40% tổng tài sản (5 nghìn tỷ đồng).

Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến nay đã âm đến 2,6 nghìn tỷ đồng, với vốn điều lệ 2,9 nghìn tỷ đồng, cổ phiếu DLG đứng trước nguy cơ lớn bị hủy niêm yết. Vốn chủ sở hữu theo đó đã giảm một nửa so với đầu năm, chỉ còn 527 tỷ đồng. Nợ phải trả lúc này gấp 9 lần vốn chủ sở hữu, lên đến 4.5 ngàn tỷ đồng.

Chưa hết, khoản nợ ngắn hạn tính đến cuối năm ngoái đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn 1,6 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, khoản nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 4.524 tỷ đồng, cao hơn 22 tỷ đồng so với đầu năm 2023, bao gồm vay nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn lần lượt là 1.128 tỷ đồng và 1.682 tỷ đồng. Nợ trái phiếu đến hạn trả lên tới 432 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Đức Long Gia Lai giảm 9% so với đầu năm, đạt 5.051 tỷ đồng. Tuy nhiên, tập đoàn vẫn có khoản tiền mặt lên tới 194 tỷ đồng.

Liên quan đến khoản nợ trái phiếu, trong báo cáo gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới đây, Đức Long Gia Lai cho biết chỉ thanh toán được 45,5 tỷ đồng cho lô trái phiếu có mã 30122017-01 trong khi thực tế số tiền phải trả cho trái chủ gồm gốc và lãi lần lượt là 117 tỷ đồng và 80 tỷ đồng trong năm 2023.

Nguyên nhân chậm trễ mà Tập đoàn đưa ra là do tình hình sản xuất kinh doanh thời gian qua gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Cùng với lý do như trên, hồi năm 2022, Đức Long Gia Lai cũng chỉ thanh toán được 5 tỷ đồng tiền gốc.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đón dòng vốn đầu tư mới mạnh hơn

Đón dòng vốn đầu tư mới mạnh hơn

Việt Nam là nền kinh tế cởi mở nhất chỉ sau Singapore trong khu vực ASEAN. Một làn sóng đầu tư quốc tế đang hướng tới Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI đang khốc liệt hơn và Việt Nam tiếp tục nỗ lực để môi trường đầu tư trở nên thu hút hơn, theo chuyên gia của Ngân hàng HSBC.

Doanh nghiệp Mỹ ngày càng chú trọng đến thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp Mỹ ngày càng chú trọng đến thị trường Việt Nam

Dù ai trong hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris sẽ trở thành Tổng thống Mỹ, Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng với Mỹ, theo AmCham.

VIB nhận kỷ lục quốc gia với tính năng cá nhân hóa thiết kế thẻ

VIB nhận kỷ lục quốc gia với tính năng cá nhân hóa thiết kế thẻ

VIB vừa được xác nhận kỷ lục quốc gia là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng tự thiết kế hình ảnh in trên thẻ tín dụng với công nghệ Gen AI.

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Dù ứng cử viên nào sẽ trở thành tân Tổng thống Mỹ, quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những kết quả đã tích lũy được, theo các chuyên gia.

Cổ đông lớn tháo chạy, Phó tổng giám đốc ngân hàng VIB muốn "gom" 3 triệu cổ phiếu

Cổ đông lớn tháo chạy, Phó tổng giám đốc ngân hàng VIB muốn "gom" 3 triệu cổ phiếu

Sạu khi Commonwealth Bank of Australia (CBA) thoái vốn, ông Hồ Vân Long - Phó tổng giám đốc VIB thông báo mua 3 triệu cổ phiếu nội bộ VIB. Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Thị trường chứng khoán "thấp thỏm" chờ "biến"

Thị trường chứng khoán "thấp thỏm" chờ "biến"

Thị trường chứng khoán "thấp thỏm" khi các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và những hậu quả tiềm tàng đối với nền kinh tế toàn cầu.