Chủ nhật, 12/05/2024

Bị mở thủ tục phá sản vì khoản nợ 20 tỷ, tài sản của "đại gia phố núi" Đức Long Gia Lai còn những gì?

16/10/2023 10:08 AM (GMT+7)

Hiện TAND tỉnh Gia Lai đã chuyển hồ sơ vụ mở thủ tục phá sản Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai ra TAND cấp cao tại Đà Nẵng, để xử lý theo quy định. Vấn đề được nhà đầu tư quan tâm là tài sản của "đại gia phố núi" này còn những gì, vì sao không thể trả khoản nợ 20 tỷ đồng?

Trước đó, TAND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 9/10, về việc mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Theo quyết định này, trong 30 ngày (kể từ 9/10), chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho quản tài viên hoặc cho thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản. Hết thời hạn 30 ngày, Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ phá sản để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Bị ra quyết định mở thủ tục phá sản, tài sản của ‘đại gia phố núi' Đức Long Gia Lai còn những gì? - Ảnh 1.

Tài sản của ‘đại gia phố núi' Đức Long Gia Lai còn những gì? Ảnh: DLG

Liên quan đến quyết định mở thủ tục phá sản, ông Nguyễn Tường Cọt, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai, cho biết đã gửi đơn khiếu nại đến TAND tỉnh Gia Lai và TAND cấp cao tại Đà Nẵng, đề nghị đình chỉ quyết định của TAND tỉnh Gia Lai.

"Số nợ với Lilama 45.3 rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,14% tổng tài sản của công ty. Bằng mọi biện pháp, công ty đang thương thảo với Lilama 45.3 để thanh toán nợ. Công ty đang thực hiện việc trả nợ dần cho Lilama 45.3 theo quyết định thi hành án. Nhưng do tài khoản của Công ty Cổ phần Lilama 45.3 bị phong tỏa, nên nhiều lần việc chuyển tiền đều bị chặn. 

Phải đến khi nhờ sự can thiệp của ngân hàng, vào ngày 12/10, Công ty mới chuyển trả được tiền cho Lilama 45.3", ông Cọt cho biết.

"Đại gia phố núi" Đức Long Gia Lai kinh doanh những lĩnh vực nào?

Đức Long Gia Lai vốn là một trong những tập đoàn lớn của tỉnh Gia Lai, niêm yết trên sàn chứng khoán rất sớm - từ năm 2010. Thời kỳ đỉnh cao, tổng tài sản của doanh nghiệp từng lên tới 8.712 tỷ đồng.

Ngoài những ngành nghề truyền thống như sản xuất và chế biến gỗ, đá granite, kinh doanh bến xe và bãi đỗ, dịch vụ khách sạn, resort, khai thác và chế biến khoáng sản… trong giai đoạn 2020 - 2025, Đức Long Gia Lai tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm: Bất động sản, cơ sở hạ tầng, năng lượng, sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử.

Cụ thể, trong 4 lĩnh vực kể trên, linh kiện điện tử đang đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. 

Đức Long Gia Lai bắt đầu tham gia mảng bán linh kiện điện tử từ năm 2015, và đến nay mảng này đang là "trụ cột", chiếm hơn 90% tổng doanh thu.

Công ty hiện đầu tư 3 nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam, Hàn và Trung Quốc.

Bị ra quyết định mở thủ tục phá sản, tài sản của ‘đại gia phố núi' Đức Long Gia Lai còn những gì? - Ảnh 2.

Khoản phải thu về lãi cho vay tại DLG tới 510 tỷ đồng.

Trong tương lai, doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư và phát triển sản xuất nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Khu công nghệ cao (TP. Thủ Đức - TP HCM). Đồng thời, hoàn thiện thủ tục để đầu tư thêm 2 nhà máy sản xuất linh kiện tại Đà Nẵng và Bình Dương.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai đang được giao dịch ở mức giá 2.290 đồng/cổ phiếu, và vẫn đang nằm trong diện cổ phiếu bị cảnh báo từ ngày 13/4/2023.

Theo giải trình của Đức Long Gia Lai, cổ phiếu DLG bị đưa vào diện cảnh báo, do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán.

Nguyên nhân thứ 2, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 âm 1.219,41 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 âm hơn 2.069 tỷ đồng, căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022.

Xếp thứ hai về tỷ trọng đóng góp cho doanh thu là mảng thu phí BOT, với khoảng 26-27% tổng doanh thu hàng năm. 

Đức Long Gia Lai cho biết đang sở hữu 4 trạm thu phí trên tuyến QL14. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận vẫn chưa đạt như kỳ vọng, nhưng đây vẫn là nguồn thu khá ổn định của doanh nghiệp.

Thứ 3 là mảng năng lượng, Đức Long Gia Lai đã đầu tư và phát điện nhiều dự án thuỷ điện, điện mặt trời tại các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum.

Tập đoàn cũng đang triển khai đồng loạt thủ tục đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện và đầu tư TBA 500kV, cùng với lưới điện truyền tải để giải phóng công suất với gần 4.000MW tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung, đã được Chính phủ và BCT đồng ý đưa vào Quy hoạch điện VII hơn 600 MW, số còn lại hơn 2.500 MW đang chờ bổ sung quy hoạch của Chính phủ.

Nhiều "lấn cấn" về sức khỏe tài chính của Đức Long Gia Lai

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 của Đức Long Gia Lai, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 288,8 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi chi phí, công ty có lợi nhuận ròng gần 24 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 312 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của Đức Long Gia Lai đạt 511 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi các chi phí, doanh nghiệp còn lãi ròng gần 28 tỷ đồng, khá tích cực so với khoản lỗ 370 tỷ đồng vào cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023 cũng cho thấy đến 30/6/2023, Đức Long Gia Lai còn khoản lỗ lũy kế 2.042 tỷ đồng. Các khoản nợ ngắn hạn đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn của công ty, là 1.223 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, tổng nợ phải trả ở mức 4.568,7 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính chiếm một nửa.

Bị ra quyết định mở thủ tục phá sản, tài sản của ‘đại gia phố núi' Đức Long Gia Lai còn những gì? - Ảnh 4.

Bị ra quyết định mở thủ tục phá sản, tài sản của ‘đại gia phố núi' Đức Long Gia Lai còn những gì? - Ảnh 5.

Khoản cho vay của Đức Long Gia Lai với các "đối tượng khác" khá lớn.

Tổng tài sản công ty gần 5.702 tỷ đồng tính đến 30/6/2023 (giảm gần 3.000 tỷ so với hồi năm 2020). Trong đó phần lớn nằm ở tài sản cố định, ghi nhận 2.509 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn và dài hạn hơn 2.348 tỷ đồng và chủ yếu là phải thu từ cho vay. 

Đặc biệt, doanh nghiệp cũng trích lập dự phòng gần 1.363 tỷ đồng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi.

Ngược lại, Đức Long Gia Lai đang đi vay 2.945 tỷ đồng, chiếm 64% tổng nợ phải trả và gấp hơn 2,5 lần vốn chủ sở hữu. Chi phí lãi vay phải trả trong nửa đầu năm là hơn 181 tỷ đồng.

Một chi tiết đang chú ý, khi công ty mang tiền cho các cá nhân, đối tượng khác vay, không thu hồi được vốn, phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; trong khi bản thân đi gánh nợ vay tài chính tại các ngân hàng.

Hiện, Đức Long Gia Lai đang nợ ngắn hạn nhiều nhất tại BIDV chi nhánh Gia Lai, với tổng số tiền 747 tỷ đồng, bao gồm cả hợp đồng tín dụng và hợp đồng đặt mua trái phiếu. Ngoài ra, Đức Long Gia Lai còn nợ Vietinbank chi nhánh Gia lai hơn 22 tỷ đồng và Sacombank hơn 233 tỷ đồng,...

Về khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn, công ty đang còn vay tại BIDV chi nhánh Gia Lai hơn 1.436 tỷ đồng và vay hơn 478 tỷ đồng tại Vietinbank chi nhánh Gia Lai. 

Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết doanh nghiệp đang nợ quá hạn chưa thanh toán với số tiền lên tới hơn 195 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VF 3 - Xe nhỏ, giá trị lớn

VF 3 - Xe nhỏ, giá trị lớn

Những người yêu xe chắc chắn sẽ không thể bỏ qua câu chuyện về VinFast VF 3, một chiếc xe đang nhanh chóng được yêu thích trên thị trường ô tô Việt Nam gần đây. Với thiết kế tối giản, nhỏ gọn, cá tính và năng động, VinFast VF 3 tự tin mang lại trải nghiệm giá trị cho người sử dụng.

Thu 2 tỷ đồng mỗi năm, "Ông hoàng nấm" tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Thu 2 tỷ đồng mỗi năm, "Ông hoàng nấm" tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Ông Bùi Văn Mười tại ấp 5, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM, được công nhận là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 với mô hình trồng nấm cho doanh thu 2 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle

Vừa qua, Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).

"Lộc Trời" thành lộc cho 1 công ty khử trùng

"Lộc Trời" thành lộc cho 1 công ty khử trùng

CTCP Khử trùng Việt Nam (mã chứng khoán VFG) đang hoạt động với những kết quả rất khả quan về doanh thu lẫn lợi nhuận. Nhà đầu tư chiến lược tại VFG là Syngenta -- tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia hợp tác với Lộc Trời từ 2010 đến 2021.

D-Joy: Khu giải trí "trên cả hấp dẫn" đáp ứng "cơn khát" sinh hoạt cho người dân TP.HCM

D-Joy: Khu giải trí "trên cả hấp dẫn" đáp ứng "cơn khát" sinh hoạt cho người dân TP.HCM

Chiều ngày 11/5/2024, tại quảng trường trung tâm Công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức), D-Joy, tổ hợp vui chơi, giải trí pop-up được đầu tư bởi DHA Corporation đã chính thức khai trương. Theo đó, hơn 5.000 khách hàng đã đến tham gia trải nghiệm, vui chơi.

Vé máy bay của 4 hãng qua kiểm tra, kết quả ra sao?

Vé máy bay của 4 hãng qua kiểm tra, kết quả ra sao?

Đợt kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam cho thấy giá vé tăng từ 2,1% đến 39,9% nhưng không vượt trần.