Thứ tư, 04/12/2024

Đức Long Gia Lai phản ứng ra sao trước việc TAND tỉnh Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản?

14/10/2023 4:42 PM (GMT+7)

Liên quan đến quyết định mở thủ tục phá sản của TAND tỉnh Gia Lai đối với Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG), ông Nguyễn Tường Cọt, Tổng Giám đốc DLG cho biết đã gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, đề nghị đình chỉ quyết định này.

Ngày 09/10/2023, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai ra quyết định số 01/2023/QĐ-MTTPS, với nội dung mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Quyết định này có liên quan đến khoản nợ của DLG với Công ty Cổ phần Lilama 45.3 về việc cung cấp, lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công công trình Thủy điện Đăk Pô Cô. Bản án số 03/2023/KDTM-PT ngày 08/02/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và quyết định thi hành án số 1044/QĐ-CCTHADS ngày 15/3/2023 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Pleiku, DLG phải trả cho Lilama 45.3 khoản nợ gốc là 14,76 tỷ đồng và lãi chậm thanh toán là 2,36 tỷ đồng.

Đức Long Gia Lai phản ứng ra sao trước việc TAND tỉnh Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản? - Ảnh 1.

Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản vì khoản nợ chưa tới 20 tỷ đồng. Ảnh: DLG

Tiền nợ Lilama 45.3 chỉ chiếm 0,14% tổng tài sản DLG

Ông Nguyễn Tường Cọt, Tổng Giám đốc DLG khẳng định, doanh nghiệp đã rất thiện chí, bằng mọi biện pháp để thương thảo với Lilama 45.3 nhằm thanh toán nợ. 

Hiện nay, Công ty đã và đang thực hiện việc trả nợ dần cho Lilama 45.3 theo quyết định thi hành án, nhưng do tài khoản của Công ty Cổ phần Lilama 45.3 bị phong tỏa, nên nhiều lần Công ty chuyển tiền đều bị chặn. Phải đến khi nhờ sự can thiệp của ngân hàng thì vào ngày 12/10/2023, Công ty mới chuyển trả được tiền cho Lilama 45.3.

Tại Công văn số 97/ĐLGL-VP đã giải trình rõ: "Tập đoàn Đức Long Gia Lai là Công ty đại chúng, cổ phiếu được niêm yết trên Sàn chứng khoán HOSE với gần 50.000 cổ đông và vẫn đang hoạt động bình thường theo đúng các quy định pháp luật hiện hành. Công ty có tài sản trên 10.000 tỷ đồng và nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nợ phải thu khá lớn từ các đối tác, khách hàng". 

Số nợ với Lilama 45.3 là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,14% tổng tài sản của Công ty.

Đức Long Gia Lai phản ứng ra sao trước việc TAND tỉnh Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản? - Ảnh 2.

Công bố thông tin bất thường của Đức Long Gia Lai

Ngoài ra, theo báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của DLG đã được kiểm toán và công bố thông tin, thì hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đều trong giới hạn cho phép, phản ánh khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản nợ đến hạn. 

"Điều này chứng tỏ công ty không mất khả năng thanh toán, không lâm vào tình trạng phá sản thuộc trường hợp tòa án phải ra quyết định mở thủ tục phá sản", ông Cọt nói.

Đề nghị đình chỉ quyết định mở thủ tục phá sản của TAND tỉnh Gia Lai

Trong đơn khiếu nại của DLG gửi Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, ghi rõ: "Trong quá trình thụ lý đơn đề nghị mở thủ tục phá sản, Công ty chưa được thẩm phán thụ lý mời làm việc cụ thể để xác định Công ty có bị mất khả năng thanh toán không. Đồng thời Tòa án chưa tổ chức cuộc họp để các bên đối thoại, thương thảo việc trả nợ và xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật Phá sản năm 2014.

Vì vậy, với những nội dung mà DLG đã giải trình tại Công văn số 97/ĐLGL-VP ngày 09/8/2023 và Biên bản lấy lời khai ngày 05/9/2023, Công ty vẫn khẳng định không mất khả năng thanh toán và việc Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 09/10/2023 là không đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Phá sản năm 2014. 

Hiện nay, Công ty đang duy trì việc trả nợ cho Công ty Cổ phần Lilama 45.3 theo quyết định thi hành án, nên việc Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai ra quyết định mở thủ tục phá sản là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014.

Theo ông Nguyễn Tường Cọt, việc Lilama 45.3 gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty nhằm mục đích tạo áp lực, gây mất uy tín của Công ty, buộc phải thanh toán nợ theo yêu cầu một cách ngang ngược, không theo lộ trình. 

"Một lần nữa, tôi khẳng định DLG không thuộc diện phải mở thủ tục phá sản, kiên quyết trả nợ theo thi hành án. Với kiểu đòi nợ và dễ dàng mở thủ tục phá sản kiểu này thì phần lớn các doanh nghiệp trong cả nước đều dính phải phá sản, tạo thông lệ xấu cho các doanh nhân, doanh nghiệp", ông Cọt chia sẻ.

Việc Tòa án ban hành quyết định mở thủ tục phá sản khi chưa kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng về tính pháp lý và thực tế của vụ việc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, đến công ăn việc làm, đời sống của người lao động và nộp ngân sách nhà nước của Công ty.

"Đề nghị Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xem xét lại theo đúng quy định của Luật Phá sản để ra quyết định đình chỉ quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2023/QĐ-MTTPS ngày 09/10/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai", Tổng Giám đốc DLG nói thêm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG giảm sàn về mức giá 2.420 đồng/CP trong phiến giao dịch cuối tuần (ngày 13/10) với khối lượng hơn 2,77 triệu đơn vị, và vẫn còn hơn 9,25 triệu đơn vị dư bán.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng khách hàng của UOB, TP.HCM sẽ hút thêm FDI chất lượng cao

Doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng khách hàng của UOB, TP.HCM sẽ hút thêm FDI chất lượng cao

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Ngân hàng UOB vừa ký biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM và miền Nam.

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí