Thứ sáu, 22/11/2024

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

29/03/2024 12:01 PM (GMT+7)

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (29/3), cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB) tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP, trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác đều "rực lửa" như VCB, BID, CTG, MBB, TCB...

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?- Ảnh 1.

Tạm đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm 6,16 điểm (-0,48%) về 1.284,02 điểm.

LPBank vừa có thông báo thay đổi ngày tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 từ ngày 27/4 sang thành ngày 17/4, tức sớm hơn 10 ngày so với dự kiến trước đó.

Theo tài liệu được công bố, tại đại hội năm nay, đối với kế hoạch phân phối lợi nhuận, LPBank dự kiến trình ĐHĐCĐ chiến lược không chia cổ tức trong vòng ba năm tới nhằm xây dựng nền tảng và tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Toàn bộ lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của năm 2023, lợi nhuận còn lại các năm trước chuyển sang và thặng dư vốn cổ phần (4.345 tỷ đồng) sẽ được giữ lại.

Bên cạnh đó, LPBank cũng sẽ trình phương án tăng vốn điều lệ thêm tối đa 8.000 tỷ đồng thông qua việc chào bán 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Giá chào bán dự kiến không thấp hơn mệnh giá, sẽ được ủy quyền cho Hội đồng Quản trị quyết định. Thời gian chào bán và các thông tin chi tiết khác vẫn chưa được công bố.

Hiện vốn điều lệ của LPBank đang là 25.576 tỷ đồng. Sau chào bán, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ lên mức 33.576 tỷ đồng, thuộc nhóm các nhà băng có vốn cao nhất Việt Nam.

Về kế hoạch kinh doanh trong năm 2024, LPBank dự kiến đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 9.500 tỷ đồng, tăng gần 35% so với kết quả thực hiện năm ngoái. Tổng tài sản dự kiến tăng lên mức 427.260 tỷ đồng, cao hơn 11,6% so với năm ngoái.

Ngoài ra, trong tờ trình, LBBank cho biết từ năm 2011 đến nay đã sử dụng tên "Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt". Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ngân hàng cần tên gọi mới để phù hợp với tình hình.

Theo đó, Hội đồng quản trị LPBank đề xuất đổi tên ngân hàng thành: "Ngân hàng TMCP Bưu điện Việt Nam", tên tiếng Anh là "Vietnam Post Commercial Joint Stock Bank", tên giao dịch thành "Ngân hàng Bưu điện Việt Nam". Tuy nhiên, tên viết tắt là LPBank vẫn sẽ được giữ nguyên.

Bên cạnh đó, LPBank cũng có tờ trình thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2008 với ông Nguyễn Phú Minh. Ngày 27/3, ông Minh đã có đơn từ nhiệm với lý do bản thân không đủ thời gian đảm nhiệm vai trò Thành viên Ban Kiểm soát.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt hơn 4,38 triệu đơn vị.

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?- Ảnh 2.

Các mã cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index sáng nay (29/3).

Trở lại phiên giao dịch sáng nay, ở nhóm ngân hàng, ngoài LPB tăng khá ấn tượng, NAB cũng tăng nhẹ 0,61% thì hầu hết các mã cổ phiếu nhóm này giảm mạnh. Trong đó, nhóm 10 mã cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số VN-Index thì có tới mã ngân hàng, gồm: VCB, BID, CTG, MBB, TCB và HDB.

Tính đến 10h40, VN-Index giảm hơn 3 điểm, giao dịch quanh vùng 1.286 điểm. HNX-Index giảm 0,42 điểm, giao dịch quanh mức 243 điểm.

Độ rộng của rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ với áp lực bán đang bao trùm ở hầu hết các mã cổ phiếu.

Càng về cuối phiên sáng, áp lực bán càng tăng mạnh, tập trung ở ba nhóm ngành bất động sản, ngân hàng và chứng khoán. Trong đó, nhóm bất động sản với ba mã cổ phiếu "họ Vingroup" như VHM, VIC và VRE giảm dưới 0,5%... Nhóm ngân hàng và chứng khoán với các mã quen thuộc như VCB, BID, CTG, SSI và VND... cũng đang "rực lửa" với mức giảm quanh 1% .

Tuy nhiên, nhóm bán lẻ và khai khoáng thì lại đóng góp đáng kể vào đà tăng của chỉ số. Trong đó, nhóm bán lẻ nổi bật với MWG tăng 1,37%, PNJ tăng 1,33%... Riêng nhóm khai khoáng thì cặp đôi dầu khí là PVS và PVD duy trì mức tăng lần lượt 1,28% và 1,71%.

Tạm đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm 6,16 điểm (-0,48%) về 1.284,02 điểm; trong khi HNX-Index cũng giảm 0,92 điểm (-0,38%) về 243 điểm; ngược lại UPCoM-Index tăng nhẹ 0,07 điểm (0,07%) lên 91,55 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường phiên sáng nay đạt hơn 12,16 nghìn tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.