Thứ sáu, 13/12/2024

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

20/11/2024 8:28 AM (GMT+7)

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.

Theo thông tin mới nhất từ IFC, tổ chức chuyên về đầu tư tư nhân của Ngân hàng Thế giới - World Bank, IFC đã đổ các khoản đầu tư kỷ lục vào Việt Nam trong năm tài khóa 2024, tập trung vào tài chính khí hậu, nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. 

"Tổng vốn cam kết mới sẽ hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân", IFC cho biết.

Trong năm tài khóa 2024 kết thúc ngày 30/6, tổng vốn cam kết của IFC tại Việt Nam đạt hơn 1,6 tỷ USD, gồm hơn 750 triệu USD đầu tư dài hạn. Trong đó, IFC đã trực tiếp cam kết 310 triệu USD từ nguồn vốn riêng cho đầu tư dài hạn. Đây là mức kỷ lục của IFC dành cho các dự án ứng phó biến đổi khí hậu và rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam đồng thời là mức cao nhất tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong năm tài khóa này.

Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC như thế nào? - Ảnh 1.

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào. Ảnh TL

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, khẳng định IFC sẵn sàng giới thiệu các công cụ tài chính khí hậu tiên tiến, tạo kênh huy động vốn mới cho các dự án thông minh về khí hậu.

Ông cho biết: “Các khoản tài trợ của IFC là tín hiệu tích cực cho tiềm năng phát triển của thị trường tài chính khí hậu tại Việt Nam, khuyến khích các ngân hàng khai thác phân khúc mới này đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất gắn kết lợi ích với đầu tư có trách nhiệm và huy động vốn từ các thị trường vốn bền vững, hỗ trợ mô hình tăng trưởng carbon thấp".

Ngoài ra, các chương trình đầu tư và tư vấn của IFC tại Việt Nam cũng hướng đến giải quyết các thách thức phát triển cốt lõi, từ an ninh lương thực, tạo thuận lợi thương mại đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất. 

Trong đó, IFC đã cung cấp 896 triệu USD vốn ngắn hạn cho tài trợ thương mại và chuỗi giá trị, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thúc đẩy giao thương, tăng trưởng sản xuất và tạo việc làm.

Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC như thế nào? - Ảnh 2.

Ngoài tài chính xanh, IFC còn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất. Nguồn: IFC

IFC đã hỗ trợ phát hành trái phiếu xanh đầu tiên tại Việt Nam, bao gồm trái phiếu xanh của Ngân hàng SeABank, góp phần thúc đẩy kinh tế biển bền vững và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. SeABank cũng là ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu xanh với sự hỗ trợ của IFC. 

Bên cạnh đó, IFC cũng đã kết nối thành công khoản đầu tư 75 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) vào trái phiếu xanh của SeABank. AIIB được thành lầp năm 2016 và đến nay có 105 thành viên, trong đó có 51 thành viên khu vực châu Á và 54 thành viên ngoài khu vực.

IFC còn xúc tiến phát hành trái phiếu liên kết bền vững bằng nội tệ đầu tiên tại Việt Nam do Công ty cổ phần Bất động sản BIM (BIM Land) và công ty con là Công ty cổ phần Thanh Xuân phát hành, nhằm thúc đẩy du lịch bền vững. Bên cạnh đầu tư tài chính, IFC hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp xây dựng khung tài chính bền vững, tạo nền tảng mở rộng đầu tư vào khí hậu.

Tổ chức thuộc World Bank đã hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định quản lý rủi ro môi trường, tạo sân chơi bình đẳng và giúp các ngân hàng nội địa tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro tài chính liên quan đến môi trường và khí hậu. IFC cho biết cũng đang hợp tác với các đối tác phát triển xây dựng hệ thống phân loại xanh cho Việt Nam.

Cũng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, IFC đã hợp tác với VPBank triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng trị giá 30 triệu USD, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê. IFC và Tập đoàn Tài chính Welcome cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá 60 triệu USD, hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu, giải phóng vốn cho vay mới và giúp người vay khôi phục uy tín tín dụng.

Ngoài hoạt động tài chính, IFC còn tư vấn cho doanh nghiệp nông nghiệp về canh tác lúa bền vững và các nhà sản xuất về áp dụng giải pháp xanh trong ngành công nghiệp phát thải nhiều carbon. Với sự hỗ trợ của IFC, dự thảo nghị định sửa đổi về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường carbon dự kiến sẽ sớm được ban hành. 

Trong năm tài khóa 2024, IFC đã cam kết 12,2 tỷ USD cho 123 dự án tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (gồm Việt Nam), tăng 11% so với năm tài khóa 2023.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tin vui: Đặt xe công nghệ đi Metro sẽ được giảm giá

Tin vui: Đặt xe công nghệ đi Metro sẽ được giảm giá

Theo thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Đường sắt số 1 TP.HCM và Grab Việt Nam, hành khách đặt Grab đi/đến các trạm ga Metro sẽ được áp dụng các mã giảm giá khi di chuyển. Việc này giúp hành khách thêm tiết kiệm và khuyến khích sử dụng Metro.

Thảo Cầm Viên có bị bức tử?

Thảo Cầm Viên có bị bức tử?

Theo luật, một doanh nghiệp nợ tiền thuê đất quá thời hạn thì cơ quan chức năng sẽ phong tỏa tài khoản ngân hàng, cưỡng chế tiền thuế. Tiếp sau, biện pháp mạnh hơn nữa được áp dụng là thu hồi đất. Như vậy, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có bị bức tử?

Thanh tra kết luận hàng loạt sai phạm tại công ty cấp nước Thủ Đức

Thanh tra kết luận hàng loạt sai phạm tại công ty cấp nước Thủ Đức

Qua thanh tra tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TP.HCM), lực lượng chức năng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xác định đơn vị này mắc hàng loạt sai phạm.

TPBank lên tiếng về sự cố gián đoạn ngày 12/12

TPBank lên tiếng về sự cố gián đoạn ngày 12/12

Trong khi khắc phục sự cố gián đoạn ngân hàng hôm nay 12/12/2024, TPBank cho biết mọi thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng vẫn đang được đảm bảo an toàn.

Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với các cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Chỉ 46 triệu đồng để sở hữu xe VinFast, nhận chia sẻ doanh số từ Xanh SM

Chỉ 46 triệu đồng để sở hữu xe VinFast, nhận chia sẻ doanh số từ Xanh SM

Ngày 12/12, GSM công bố chính sách hỗ trợ đặc biệt dành cho các tài xế tham gia Xanh SM với hai điều khoản nổi bật là cơ hội sở hữu ngay xe VinFast để tự kinh doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.