Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho hay, hiện toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đã được bộ phê duyệt (trong đó công tác giải phóng mặt bằng do các địa phương thực hiện).
Theo báo cáo của các Ban quản lý dự án (đại diện chủ đầu tư), đến ngày 25/11, có 7/12 địa phương đã giải phóng mặt bằng đạt tỷ lệ trên 60%, gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
Tuy nhiên, vẫn còn 5 địa phương giải phóng mặt bằng chậm so với yêu cầu của Chính phủ (đạt 70% mặt bằng trong năm nay), gồm: Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Cần Thơ.
Tính chung tiến độ bình quân các dự án đạt gần 53%.
Bộ GTVT cho biết, đang khẩn trương chuẩn bị thủ tục liên quan để khởi công những gói thầu đầu tiên tại tất cả các dự án trong tháng 12 này, các gói thầu còn lại (13 gói thầu) sẽ khởi công từ ngày 15/1/2023.
Do đó, Bộ GTVT đề nghị các địa phương quan tâm, chỉ đạo đơn vị liên quan tập trung, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.
Bộ GTVT đã giao các Ban quản lý dự án cử cán bộ có đủ thẩm quyền, thường trực tại hiện trường, phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, và tiếp nhận bàn giao mặt bằng.
Cụ thể, với địa bàn Hà Tĩnh, tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt gần 82%, đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng đạt 82%, đoạn Vũng Áng - Bùng đạt gần 80%.
Trên địa bàn Quảng Bình, đoạn Vũng Áng – Bùng và Bùng - Vạn Ninh đều đạt 67%, đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ đạt 37%;
Qua địa bàn Quảng Trị, đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ mới đạt 15%.
Đoạn qua Quảng Ngãi, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn mới đạt 9%
Đoạn Bình Định, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đạt gần 72%, Hoài Nhơn - Quy Nhơn đạt gần 48%, Quy Nhơn - Chí Thạnh đạt 44%.
Qua Phú Yên, đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh mới đạt 2%, Chí Thạnh - Vân Phong chưa giải phóng được vị trí nào.
Qua Khánh Hoà, đoạn Vân Phong - Nha Trang đạt gần 71%.
Với đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, phần dự án qua Cần Thơ chưa giải phóng mặt bằng được gì, qua Hậu Giang đạt gần 91%.
Đoạn Hậu Giang - Cà Mau, phần qua Hậu Giang đạt gần 84%, phần qua Bạc Liêu hơn 76%, Kiên Giang đạt hơn 99%, đoạn qua Cà Mau đạt gần 73%.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc