Năm 1985, hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt nước 270 km2 đưa vào vận hành trong niềm vui mừng khôn tả của người dân Tây Ninh. Thế nhưng, do địa hình, nước từ lòng hồ Dầu Tiếng lại không thể đưa về tưới tắm cho các cánh đồng bên kia sông Vàm Cỏ Đông.
Hàng chục năm qua, người dân ở 2 huyện biên giới là Bến Cầu và Châu Thành khao khát có một công trình thủy lợi, để giảm bớt những nhọc nhằn vì thiếu nước tưới.
Bà Nguyễn Thị Tựa, nông dân ở xã Long Khánh (huyện Bến Cầu) cho biết, huyện Bến Cầu lâu nay chưa có kênh thủy lợi. Người dân chỉ biết mong chờ vào nước mưa. Không có mưa thì dùng nước giếng khoan, nhưng nhiều khi không đủ dùng.
Nước giếng khoan cũng chỉ là giải pháp tạm thời. "Người dân ở Bến Cầu khao khát có hệ thống kênh thủy lợi từ lâu lắm rồi", bà Tựa nói.
Ông Lê Tấn Thành ở xã Long Phước (huyện Bến Cầu) kể, gia đình có 1,5ha đất đất nông nghiệp. Hết trồng lúa, ông lại chuyển vụ trồng hoa màu.
Bao năm qua, ông phải dùng nước tưới từ giếng đóng chứ không có nước từ kênh mương. "Khi nghe nói có nguồn nước kênh thủy lợi từ hồ Dầu Tiếng đưa về, tôi rất mong chờ tới ngày có đầy đủ nước để trồng trọt", ông Thành kể.
Cuối tháng 4/2018, tại ấp Trường, xã Hảo Đước (huyện Châu Thành), UBND tỉnh Tây Ninh khởi công xây dựng công trình thủy lợi vượt sông Vàm Cỏ Đông.
Đây là một dự án quy mô lớn trong kế hoạch mở rộng phạm vi tưới tiêu của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, dự kiến hoàn thành cuối năm năm 2022.
Sau khi hoàn thành, công trình thủy lợi này sẽ đưa nước từ hồ Dầu Tiếng vượt qua sông Vàm Cỏ Đông để phục vụ cho gần 17.000ha đất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và chăn nuôi của 2 huyện Bến Cầu và Châu Thành.
Kể từ sau hồ Dầu Tiếng, dự án kênh thủy lợi vượt sông Vàm Cỏ Đông được coi là công trình có quy mô lớn nhất nước trong lĩnh vực thủy lợi được xây dựng trên đất Tây Ninh.
Ông Nguyễn Văn Làm, người dân ở huyện Châu Thành kể, 40 năm trước, người dân các huyện biên giới vẫn nhiệt tình góp sức xây dựng hồ Dầu Tiếng, dù biết không có nước từ hồ thủy lợi này đưa về những cánh đồng của mình.
Giờ đây, khi công trình thủy lợi vượt sông Vàm Cỏ Đông sắp hoàn thành, người dân các huyện biên giới sắp được hưởng những dòng nước mát từ thành quả lao động năm xưa của mình.
"Vui mừng lắm. Hàng ngàn nông dân vẫn trông chờ, và dõi theo sát tiến độ của dự án kể từ khi công trình này được khởi công", ông Làm nói.
Ông Phan Hữu Đức, chuyên viên Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành nông nghiệp, và phát triển nông thôn Tây Ninh cho biết, khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ nằm cách hồ Dầu Tiếng hàng chục cây số.
Tuy nhiên hệ thống thủy lợi này phải lấy nước từ hồ Dầu Tiếng về để đảm bảo cao trình, phục vụ cho tưới tự chảy.
Nguồn nước từ sông Vàm Cỏ Đông tuy có lưu lượng lớn nhưng cao trình lại nằm ở dưới thấp. Người dân muốn tưới phải bơm ngược trở lên. Việc này gây tốn kém kinh phí và phải xây dựng thêm trạm bơm vận hành.
Khi nhà nước đầu tư công trình thủy lợi vượt sông Vàm Cỏ Đông, người dân không phải phải khoan giếng hoặc bơm nước. Vì thế không còn phải tốn tiền điện, tiền xăng dầu mà cứ mở nước từ ống dẫn ra, sử dụng thoải mái.
"Khi đã chủ động nguồn nước, người dân rất thuận tiện trong việc chuyển đổi cây trồng", ông Đức giải thích.
Ông Nguyễn Thành Văn - Phó Chủ tịch UBND xã Long Khánh (huyện Bến Cầu) cho biết, các xã nông thôn huyện Châu Thành và Bến Cầu chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Không có kênh thủy lợi, nông dân phải vất vả ngược xuôi vì phụ thuộc vào thời tiết. Năng suất cây trồng không cao.
Dự án dự án kênh vượt sông Vàm Cỏ Đông sẽ là động lực lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, và là cơ hội cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
"UBND xã sẽ tận dụng để quy hoạch các vùng chuyên canh có giá trị kinh tế, phát triển phù hợp với từng khu vực, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân", ông Văn nói.
Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, dự án có gần 200ha đất nằm trong quy hoạch phải bồi thường tái định cư. Tại những nơi tuyến kênh đi qua, chính quyền đền bù với giá tương đối hợp lý để người dân có điều kiện mua đất nơi khác tái sản xuất.
Công trình thủy lợi đưa nước vượt sông Vàm Cỏ Đông có tổng vốn đầu tư ban đầu gần 998 tỷ đồng. Cuối năm 2019, dự án được điều chỉnh nâng vốn lên 1.246 tỷ đồng. Trong đó vốn Trung ương hỗ trợ 2/3, phần còn lại của địa phương.
Kênh thủy lợi dự kiến sẽ tưới được cho khoảng 17.000ha đất nông nghiệp. Tương ứng với mức đầu tư chỉ hơn 70 triệu đồng là có thể tưới cho 1ha, kể cả phần đã bê tông hóa.
Công trình thủy lợi này còn cung cấp nước cho sinh hoạt đô thị, tạo ra bước phát triển ở bờ Tây sông Vàm Cỏ. Đặc biệt là đại đô thị Mộc Bài sắp triển khai chắc chắn sẽ phụ thuộc vào nguồn nước do hệ thống thủy lợi này cung cấp.
"Đây là một công trình trọng điểm sắp hoàn thành và hứa hẹn sự thay đổi mang tính đột phá cho nông nghiệp tỉnh Tây Ninh", ông Xuân nói.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.