Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng vừa có văn bản gửi Sở TN&MT, UBND TP Nha Trang và Công ty TNHH Invest Park Nha Trang (Công ty Invest Park Nha Trang) liên quan dự án Công viên Phù Đổng.
Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Công ty Invest Park Nha Trang khẩn trương thực hiện thủ tục bàn giao 21.722 m2 đất ở Công viên Phù Đổng cho UBND TP Nha Trang quản lý theo quy định của pháp luật, hoàn thành trước ngày 10/1.
Quá thời hạn trên, nếu Công ty Invest Park Nha không thực hiện việc bàn giao, UBND tỉnh sẽ thực hiện thủ tục thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở TN&MT theo dõi, đôn đốc Công ty Invest Park Nha Trang khẩn trương thực hiện việc bàn giao đất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở TN&MT tham mưu thực hiện thủ tục thu hồi đất và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định trước ngày 13/1.
Tháng 11/2022, ZingNews có tuyến bài phản ánh về việc Công ty Invest Park Nha chây ì không bàn giao phần đất phía Đông bờ biển Nha Trang.
Theo đó, dự án công viên Phù Đổng rộng gần 2,5 ha, nằm phía đông đường Trần Phú (phường Lộc Thọ, TP Nha Trang). Phần đất này chiếm khoảng 400 m mặt tiền bờ biển Nha Trang và có vị trí "đất kim cương" vì có lợi ích kinh tế rất cao. Năm 2001, Thủ tướng có quyết định cho Công ty Du lịch Khánh Hòa thuê để đầu tư xây dựng Công viên Phù Đổng.
Đến năm 2012, Công ty Du lịch Khánh Hòa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi và phần đất trên Công ty TNHH Invest Park International INC thuê làm dự án. UBND tỉnh Khánh Hòa sau đó đồng ý cho liên doanh Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) và Công ty TNHH Invest Park International INC lập Công ty Công ty TNHH Invest Park Nha Trang đầu tư dự án Công viên Phù Đổng.
Trong tổng số gần 2,5 ha, UBND tỉnh Khánh Hòa giao gần 22.000 m2 giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình trên mặt đất, gồm công viên cây xanh, đường sử dụng chung và nhà vệ sinh công cộng. Khu vực này (phần gần 22.000 m2) sẽ bàn giao cho chính quyền quản lý sau khi thi công xong. Tuy nhiên, 10 năm nay khu vực này chưa được hoàn thành và doanh nghiệp cũng chưa bàn giao cho Nhà nước như đề án đã duyệt.
Phần còn lại hơn 2.600 m2, tỉnh Khánh Hòa giao cho doanh nghiệp theo hình thức thuê, trả tiền thuê đất hàng năm để xây dựng các công trình trên mặt đất như nhà hàng, hồ bơi... Thời hạn thuê đến năm 2042.
Từ năm 2017, hệ thống các khu dịch vụ được Công ty Invest Nha Trang xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào kinh doanh.
Đến nay, sau 10 năm được giao, Công ty TNHH Invest Park Nha Trang vẫn chưa bàn giao hạng mục công viên cho UBND TP Nha Trang quản lý. Hiện, khu vực nhà hàng Nga, hồ bơi, hầm ngầm đóng cửa nhiều năm nay, bỏ hoang rất nhếch nhác.
Đầu năm 2021, UBND tỉnh Khánh Hòa nhiều lần có công văn yêu cầu Công ty TNHH Invest Park Nha Trang thực hiện việc bàn giao dự án công viên (phần diện tích gần 22.000 m2) cho UBND TP Nha Trang để quản lý, sử dụng phục vụ cộng đồng đúng với chủ trương phê duyệt đầu tư lúc đầu.
Tháng 6/2021, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, rà soát đất dự án Công viên Phù Đổng để tiến hành các thủ tục thu hồi.
Một tháng sau, UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục có văn bản gửi UBND TP Nha Trang tổ chức tiếp nhận phần diện tích gần 22.000 m2 tại dự án Công viên Phù Đổng do Công ty TNHH Invest Park Nha Trang làm chủ đầu tư.
Sau khi UBND tỉnh có văn bản giao UBND TP Nha Trang thực hiện các thủ tục cưỡng chế thu hồi phần diện tích gần 22.000 m2, Công ty TNHH Invest Park Nha Trang có văn bản “ra điều kiện” để trả đất.
Trong văn bản trên, Công ty TNHH Invest Park Nha cho rằng việc yêu cầu doanh nghiệp bàn giao phần diện tích công cộng và không được bồi hoàn các tài sản, công trình trên đất khiến quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư bị thiệt hại khoảng 25,5 tỷ đồng.
Từ đó, Công ty Invest Park Nha đề xuất 2 phương án để trả đất. Thứ nhất, UBND tỉnh Khánh Hòa phải bồi hoàn chi phí đầu tư và giá trị tài sản trên đất công cộng mà đơn vị này đã đầu tư.
Trong trường hợp UBND tỉnh Khánh Hòa không đồng ý, Công ty Invest Nha Trang ra điều kiện yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa phải có cơ chế giao dự án khác để nhà đầu tư thực hiện nhằm thu hồi vốn đã đầu tư, áp dụng tương tự pháp luật quy định về hình thức đầu tư dự án BT (xây dựng - chuyển giao).
Trong đó có phương án doanh nghiệp này sẽ bàn giao cho UBND TP Nha Trang gần một nửa diện tích công viên phía bắc nhưng đổi lại UBND tỉnh Khánh Hòa phải cho mở rộng thêm khu vực dịch vụ ăn nhanh và giải khát. Số diện tích đất công cộng còn lại (11.547 m2) chủ dự án đề nghị được quản lý như lâu nay.
Chưa hết, trong văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, Công ty Invest Park Nha Trang còn đề nghị được thuê phần diện tích bãi cát bờ biển - nằm ngoài dự án, tiếp giáp với khu nhà hàng Nga, khu dịch vụ ăn uống và khu hồ bơi.
Nguồn tin của ZingNews xác nhận, sau khi yêu cầu sở, ban ngành tham mưu, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phản hồi không chấp thuận các "yêu sách" của Công ty Invest Park Nha Trang và yêu cầu doanh nghiệp này phải bàn giao đất theo quy định.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.