Lãi suất tiền gửi "dò đáy", người dân vẫn đổ xô gửi tiền
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật bảng lãi suất mới nhất. Theo đó, ngân hàng này tiếp tục giảm thêm 0,2% lãi suất huy động tại hầu hết kỳ hạn.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng giảm 0,2%, xuống còn 2,4%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng cũng giảm từ 2,9%/năm xuống 2,7%/năm. Lãi suất huy động 6 tháng và 9 tháng của Vietcombank giảm 0,2% xuống 3,7%/năm. Đây được cho là mức lãi suất thấp nhất trên thị trường.
Trong khi đó, cũng các kỳ hạn này thì ở 3 ngân hàng trong nhóm Big 4 là VietinBank, BIDV và Agribank tương ứng là 3%-3,3% và 4,3%/năm, giảm từ 0,2%-0,25% so với trước.
Lãi suất tại một số ngân hàng thương mại tư nhân như Techcombank, HDBank, MB, Sacombank… cũng giảm từ 0,1%-0,4%/năm, với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Cụ thể, các kỳ hạn từ 1-2 tháng được các ngân hàng này niêm yết từ 3,15%-3,4%; kỳ hạn 3-5 tháng là 3,15%-3,7%; kỳ hạn 6 tháng là 4,5%-5,3%/năm. Trong số này, Ngân hàng ACB có mức lãi suất thấp nhất chỉ 4,5% ở kỳ hạn 6 tháng.
ACB hiện cũng là ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn 12 tháng trở lên, chỉ 4,6%/năm, trong khi đó Vietcombank đang là 4,8%; Techcombank là 5,2%; VietinBank, BIDV và Agribank là 5,3%; HDBank là 5,5%-6,3%.
Dù mặt bằng lãi suất tiền gửi liên tiếp "dò đáy" và đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhưng lượng tiền gửi cửa người dân vẫn liên tục lập kỷ lục mới.
Cụ thể, số liệu thống kê mới nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố, tăng trưởng huy động vốn tính đến cuối tháng 9/2023 đạt 7,28% so với cuối năm 2022, tương đương với mức tăng 11% so với cùng kỳ. Trong số đó, tiền gửi của dân cư ghi nhận tăng 14,4% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2017.
Chiều ngược lại, dù lãi suất xuống thấp nhưng tăng trưởng tín dụng lại vô cùng khó khăn. Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 23/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 8,38% so với cuối tháng 12/2022, thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (14,5%).
Trong bối cảnh các ngân hàng đua nhau giảm lãi suất huy động, mới nhất, để đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ vốn rẻ cho khách hàng vào thời điểm cuối năm 2023 và cận Tết 2024, Sacombank vừa triển khai gói tín dụng sản xuất - kinh doanh 10.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp với lãi suất thấp nhất 3%/năm kỳ hạn 1 tháng, 4%/năm kỳ hạn 2 tháng, từ 5%/năm kỳ hạn 3 tháng, từ 5,5%/năm kỳ hạn 4 – 12 tháng.
Gói cho vay này triển khai đến hết ngày 31/1/2024.
Đối với gói 1.000 tỷ đồng cho vay sản xuất kinh doanh trung dài hạn và mua xe ô tô dành cho doanh nghiệp, Sacombank điều chỉnh giảm lãi suất cố định trong 12 tháng còn 8%/năm đến hết ngày 31/12.
Trước đó, CB cũng tung gói tín dụng thuộc chương trình "Giảm lãi sâu – Nhẹ gánh lo âu" với mức lãi suất chỉ từ 6,9%/năm đối với khoản vay ngắn hạn, hoặc chỉ từ 8,5%/năm đối với khoản vay trung dài hạn.
Đây hiện đang là gói vay hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn nhập nguyên vật liệu, hàng hóa dự trữ, trả tiền mặt bằng kinh doanh, lương nhân viên và thanh toán các chi phí khác nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Không những vậy, CB đồng thời áp dụng ưu đãi giảm trừ thêm 0,2%/năm lãi suất kỳ đầu dành cho khách hàng đang có dự nợ tại CB hoặc đã tất toán khoản vay tại CB có nhu cầu vay lại hoặc vay thêm. Với thủ tục vay vốn đơn giản, linh hoạt nhằm hỗ trợ tối đa khách hàng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tốt, giảm gánh nặng tài chính.
Chuyên gia tài chính Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, có khả năng và xác suất để giảm lãi suất dịp cuối năm rất cao. Có 3 lý do để ông Phương đưa ra nhận định này.
Thứ nhất, vì lạm phát tương đối ổn định, nằm trong tầm kiểm soát và ở trong mức đã được trình cho Quốc hội, cho nên dư địa để dùng công cụ lãi suất bên thị trường tiền tệ để hỗ trợ cho các DN và nền kinh tế là vẫn còn.
Tiếp đến, mục tiêu phấn đấu của Chính phủ là cố gắng tiếp tục đẩy mạnh GDP của cả nước cũng như thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển thì yếu tố chính hay cũng là một công cụ chính giúp cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng GDP là công cụ lãi suất. Do đó NHNN dưới sự chỉ đạo của Chính phủ sẽ cố gắng thu xếp để giảm thêm lãi suất, hỗ trợ các DN.
Nguyên nhân cuối cùng đến từ yếu tố nước ngoài đó là tháng 11 vừa qua FED không tiếp tục tăng lãi suất. Đặc biệt, quan điểm của FED thông qua các phương tiện truyền thông cho thấy đã bớt tính căng thẳng, bớt cứng nhắc hơn khi các thông điệp của họ cho thấy có sự mềm dẻo.
"Có thể tỷ lệ phần trăm giảm lãi suất không nhiều như trước nhưng cho thấy xu hướng sẽ có hạ lãi suất hoặc chí ít là giữ mức lãi suất như hiện nay chứ không tăng lên", ông Phương nhận định.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Ngân hàng UOB vừa ký biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM và miền Nam.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.
Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.
Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí