"Việt Nam đã cho thấy hiệu quả kinh tế tốt mặc dù năm 2022 không phải là một năm dễ dàng đối với nhiều quốc gia. Do một số yếu tố tiêu cực, bao gồm đại dịch COVID-19 và giá năng lượng tăng cao, nền kinh tế toàn cầu đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đối với Việt Nam, nhờ những hành động linh hoạt và hiệu quả của các cơ quan chức năng nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh sau đại dịch, tăng trưởng GDP đạt hơn 8%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là 6-6,5%. Đây chắc chắn là một điều tích cực,"ông Bezdetko bày tỏ.
Ông Bezdetko nhận xét kết quả kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác nước ngoài năm 2022 đạt khoảng 750 tỷ USD, tăng khoảng 50 tỷ USD so với năm 2021 và cán cân thương mại dương vượt 11 tỷ USD, cho thấy hướng đi đã chọn là đúng đắn, đồng thời hy vọng những xu hướng thuận lợi này sẽ tiếp tục trong năm 2023.
Trong hơn 35 năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được những bước tiến ấn tượng. Bất chấp những thách thức mà thế giới hiện đại phải đối mặt, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển nhanh chóng: dòng vốn nước ngoài được duy trì, hội nhập vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tiềm năng sản xuất và công nghệ đang được tăng cường.
"Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ đảm bảo đến năm 2030 tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 7.500 USD là hoàn toàn khả thi," ông Bezdetko nhận định.
Theo Đại sứ Bezdetko,dù tính đến những thực tế liên quan đến tình hình kinh tế và chính trị hiện nay trên thế giới, chủ yếu là cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng, nhưng nhìn chung, "triển vọng của Việt Nam trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững có thể gọi là lạc quan".
Ông Bezdetko cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của các thể chế chính của nhà nước và sự phát triển kinh tế năng động. Đại sứ nhắc lại năm 2022, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được thành lập ở các tỉnh, thành phố và tin rằng đây là chìa khóa để có bước tiến hơn nữa trên con đường chống tham nhũng của Việt Nam.
Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, Đại sứ Bezdetko cảm nhận Tết Nguyên đán là ngày lễ đặc biệt gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
"Trước hết, đây là một ngày lễ gia đình, một cơ hội để gặp gỡ người thân và bạn bè, thăm hỏi thầy cô giáo cũ, là dịp nhìn lại thành tựu trong năm cũ và vạch ra kế hoạch cho tương lai. Tết gắn liền với nhiều truyền thống, phong tục và nghi lễ thú vị khiến nó trở nên đặc biệt, đầy màu sắc, hấp dẫn và giàu cảm xúc tích cực," Đại sứ Bezdetko chia sẻ.
Nhân dịp Năm mới, ông Bezdetko chúc cho quan hệ song phương Nga-Việt Nam ngày càng mở rộng mạnh mẽ và bày tỏ tin tưởng rằng trong năm 2023, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước sẽ có thêm động lực, ngày càng được tăng cường trên tinh thần Đối tác chiến lược toàn diện.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.