Đề xuất loạt giải pháp tăng nguồn cung loại hình nhà ở cấp thiết cho người dân
Gia Linh
22/07/2025 7:00 PM (GMT+7)
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Giải bài toán tăng nguồn cung nhà ở xã hội để phục vụ người dân
Đánh giá về thị trường bất động sản trong thời gian qua, chuyên gia thuộc Hội
Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng thị trường đã có nhiều tín hiệu tích cực và dự báo
sẽ tiếp tục duy trì đà phục hồi tốt trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, thị
trường vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đặc biệt, vấn đề được các chuyên gia quan tâm là
việc hỗ trợ nhu cầu nhà ở của người dân, trước mắt, cần tiếp
tục thúc đẩy triển khai nhà
ở xã hội tại các đô thị lớn.
Cụ thể, ông
Nguyễn Hoàng Nam - Tổng
giám đốc Công ty cổ phần G-Home, cho biết, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động
sản có hiệu lực từ năm 2024, và gần đây nhất Quốc hội thông qua Nghị quyết
201/2025/QH15, Chính phủ cũng đã nhanh chóng ban hành Nghị định 192 quy định
chi tiết Nghị quyết này, có hiệu lực từ 1/7, đã
“cởi trói” các vướng mắc thực tế cho người dân mua dự án và doanh nghiệp
phát triển nhà ở xã hội. Từ đó,
các chuyên gia đề xuất một số
giải pháp để
tháo gỡ, bao gồm:
Thứ nhất, nhiều địa
phương rất chậm trễ trong việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Do đó, cần
yêu cầu các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khi ban hành Kế hoạch sử dụng
đất hàng năm phải bố trí 20% quỹ đất tương ứng với tổng quỹ đất ở để làm nhà ở
xã hội. Nếu tuân thủ được “kỷ luật” này, quỹ đất dành cho nhà ở xã hội sẽ
luôn được bền vững và tỷ lệ với tốc độ đô thị hoá.
Việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn. Ảnh: Gia Linh
Thứ hai, nhóm đối tượng
“người thu nhập thấp tại khu vực đô thị” đang gặp rất nhiều khó khăn khi đi xác
nhận đối tượng và chứng minh thu nhập (UBND cấp phường/thị trấn xác nhận) bởi
UBND phường không nắm được thu nhập nên không dám xác nhận hoặc xác nhận không
liên quan đến thu nhập người dân dẫn đến hồ sơ của dân bị Sở Xây dựng loại. Đồng
thời khi sắp xếp lại bộ máy đã bỏ cấp thị trấn và đổi thành cấp xã vì vậy những
người dân có hộ khẩu tại các thị trấn cũ bây giờ có hộ khẩu tại xã, mà xã không
phải là khu vực đô thị dẫn đến rất nhiều người dân thuộc đối tượng này từ
1/7/2025 không thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
“Cần ban hành Nghị định
hoặc Thông tư hướng dẫn thống nhất việc xác nhận đối tượng và chứng minh thu nhập
cho đối tượng người thu nhập thấp khu vực đô thị, giao trách nhiệm cụ thể cho
UBND cấp phường/xã, đảm bảo quy trình minh bạch, dễ thực hiện. Ngoài ra, thay
vì yêu cầu “xác minh trước” quá chặt, có thể áp dụng cơ chế hậu kiểm để giảm tải
thủ tục hành chính, khuyến khích người dân trung thực kê khai. Trường hợp phát
hiện gian dối, có chế tài xử phạt nghiêm minh: đề xuất phạt đến 50% giá trị căn
hộ hoặc thu hồi quyền sở hữu nhà ở xã hội nếu cố tình trục lợi”, ông Nam đề xuất.
Cùng với việc thúc đẩy
phân khúc nhà
ở xã hội, nhà
nước cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như
đường vành đai, metro, cao tốc để mở rộng không gian đô thị, tạo nền tảng cho
doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở thương mại, giúp người dân có nhiều lựa chọn
nhà ở với giá phù hợp hơn. Đồng thời, nghiên cứu các cơ chế, chính sách để “nắn”
dòng tiền vào các phân khúc bất động
sản nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, để
ngăn chặn rủi ro tài chính và đảm bảo dòng vốn được phân bổ hiệu quả.
Một dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM mới. Ảnh: Gia Linh
Báo
cáo thị trường bất động sản TP.HCM 6 tháng đầu năm 2025 (trước khi hợp nhất),
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết thị trường vẫn còn nhiều khó
khăn.
Cụ thể, thị trường nhà ở
TP.HCM năm 2024 vẫn tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung dự án nhà ở dẫn đến
thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở, đặc
biệt là nhà ở xã hội. Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết
kết quả phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM hiện nay rất thấp, chỉ có 205.000 m2
sàn xây dựng nhà ở, tương đương 4.100 căn hộ (bình quân căn hộ có diện tích 50
m2), chỉ mới đạt khoảng 11,7% kế hoạch phát triển 35.000 căn hộ nhà ở xã hội
giai đoạn 2021-2025.
Liên quan vấn đề tăng nguồn cung nhà ở xã hội, Hiệp
hội đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp
với các Sở, ngành khẩn trương rà soát, trình Thường trực UBND thành phố, HĐND
thành phố xem xét thông qua danh mục 371 khu đất trên địa bàn TP.HM (trước khi
hợp nhất) đăng ký thực hiện dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 của
Quốc hội. Với hơn 2.000 ha bao gồm 121 dự án đang có quyền sử dụng đất và 73 dự
án đang có quyền sử dụng đất dự kiến nhận quyền sử dụng đất và 159 dự án dự kiến
nhận quyền sử dụng đất và 14 dự án diện di dời và 4 dự án diện ô nhiễm, không
phù hợp quy hoạch và 245 khu đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương (trước khi hợp nhất)
đăng ký thực hiện dự án thí điểm với tổng diện tích 1.592 ha mới đạt gần 50% tổng
diện tích đất ở giai đoạn 2021- 2030.
Thứ hai, Hiệp hội đề nghị
UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành khẩn
trương rà soát khoảng 220 dự án vướng mắc pháp lý trên địa bàn TP.HCM (trước
khi hợp nhất) theo kết luận tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Nguyễn Hòa Bình với UBND thành phố vào tháng 11/2024.
Tiếp đó, HoREA đề nghị
UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành khẩn
trương rà soát, đề xuất hướng xử lý, giải quyết đối với 68 dự án nhà ở thương mại
trên địa bàn thành phố (trước khi hợp nhất) đã bị dừng triển khai hoặc chưa triển
khai thực hiện, theo Báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội về thị trường bất động
sản và nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023 vào tháng 11/2024.
Đề xuất thứ 4, Hiệp hội đề
nghị UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành khẩn trương rà soát để tháo gỡ vướng
mắc cho 04 dự án bất động sản, nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM (trước khi
hợp nhất) theo Nghị quyết 170/2024/QH15.
Thứ 5, Hiệp hội đề nghị
UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành rà soát
lại tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm” hiện nay đang áp
dụng trong khoảng từ 0,25% đến 1,5% giá đất của Bảng giá đất ban hành theo Quyết
định 79/2024/QĐ-UBND áp dụng trên địa bàn theo hướng giảm. HoREA đề xuất nên
quy định tỷ lệ từ 0,25% đến 0,75% giá đất của Bảng giá đất ban hành theo Quyết
định 79/2024/QĐ-UBND, áp dụng cho những năm đầu thực hiện Luật Đất đai 2024 thì
hợp tình hợp lý hơn và sau một thời gian có thể điều chỉnh lại mức thu. Ngoài ra, Hiệp hội còn đề xuất thêm nhiều giải pháp khác để tăng nguồn cung thị trường.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.
Sau sáp nhập, TP.HCM quy định thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) lần đầu cho người dân, doanh nghiệp là không quá 20 ngày làm việc.
Thị trường nhà ở TP.HCM thời gian qua vẫn tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.
Sau sáp nhập, TP.HCM quy định thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) lần đầu cho người dân, doanh nghiệp là không quá 20 ngày làm việc.
Thị trường nhà ở TP.HCM thời gian qua vẫn tiếp tục tình trạng thiếu nguồn cung, đặc biệt là nhà ở xã hội. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện.