Chủ nhật, 24/11/2024

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng

22/02/2022 1:00 PM (GMT+7)

Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.

Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh và thành phố, Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.

Hàng năm, khu di tích đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh mở hội chính từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, cũng là ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa. Ngày mồng 6 là chính hội. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức nhà nước và truyền thống địa phương gồm: Dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống cổ truyền. Nhân dân còn ghi nhớ câu ca:

“Có về thăm hội Hạ Lôi

Tháng Giêng mồng sáu cho tôi đi cùng”.

Đền thờ Hai Bà tọa trên khu đất cao thoáng đãng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824 m2. Theo thuyết phong thuỷ, đền toạ lạc trên thế đất "Trán con voi trắng" trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến nay vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; chạy vòng phía trước đền là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: Trong là thành, ngoài là quách, người dân gọi là Thành Ống.

Đền Hai Bà Trưng còn có tên gọi là đền Hạ Lôi. Ngôi đền linh thiêng thờ Hai Bà Trưng, liệt nữ anh hùng của dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị nhà Đông Hán vào những năm 40-43 sau công nguyên, giành lại nền độc lập tự chủ của đất nước.

Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội). Cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện).

Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, bà chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị. Từ nhỏ, Hai Bà Trưng được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dậy bảo nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí tự lập. Năm 19 tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 1.

Toàn cảnh đền thờ Hai Bà Trưng với diện tích 129.824 m2, nhìn từ đê sông Hồng.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 2.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động lễ hội nơi đây phải tạm dừng.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 3.

Hòn đá thề lưu giữ lời thề của hai vị Vua Bà.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 4.

Câu đối trước cửa Tam Môn Ngoại dẫn vào đền thờ.

Sau khi Hai Bà Trưng mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi. Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.

Đền Hai Bà Trưng gồm các hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh…

Di tích đền thờ Hai Bà Trưng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 5.

Ngày nay, đền thờ được tôn tạo với nhiều hạng mục như cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội...

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 6.

Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc...

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 7.

Nhà Trưng bày 23 đạo sắc phong.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 8.

Lầu trống được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 9.

Đền Hai Bà Trưng là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 10.

Đền thờ các vị tướng lĩnh của Hai Bà Trưng.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 11.

Hồ mắt voi được trang trí với nhiều loại hoa đủ màu sắc.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 12.

Nhà bia lưu niệm dấu tích hòm thư bí mật của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo..

Đây còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về chủng loại và chất liệu như: Gỗ, đá, đồng, sứ, giấy… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại từ triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ… được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: Rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù… là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

ADVERTISING
X

Lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh biểu thị lòng tôn kính của quê hương đối với Hai Bà. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.

Năm 2022, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đền Hai Bà Trưng tạm dừng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 1982 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định của Thành phố. 

Đặc biệt, năm 2022 Ban quản lý Di tích đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh đã tổ chức trang trí cờ hoa, cảnh quan trong khuôn viên đền thờ trang hoàng, lộng lẫy như một sự tri ân sâu sắc đối với hai vị Vương Nữ Anh hùng của dân tộc.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 13.

Quy định 5K về phòng dịch của Bộ Y tế được Ban quản lý di tích thực hiện nghiêm túc.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 14.

Lối vào chính của đền thờ được trang trí cờ hoa.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 15.

Cảnh quan trong khuôn viên đền thờ trang hoàng, lộng lẫy.

Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng - Ảnh 16.

Toàn cảnh đền thờ Hai Bà Trưng nhìn từ trên cao.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.