Chủ nhật, 24/11/2024

Đồng Nai ngăn chặn phân lô bán nền đất nông nghiệp

21/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Dù các địa phương đã quan tâm hơn đến quản lý đất đai, nhưng tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất công vẫn xảy ra nhiều nơi. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các địa phương phải tìm giải pháp hạn chế tình trạng trên.


Đồng Nai ngăn chặn phân lô bán nền đất nông nghiệp - Ảnh 1.

Một khu đất nông nghiệp tại xã Long Phước (H.Long Thành) được làm đường nhằm phân lô, bán nền

Theo Sở TN-MT, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra gần 1,1 ngàn trường hợp vi phạm về lĩnh vực đất đai, xây dựng. Trong đó, phân lô, bán nền 94 trường hợp, chủ yếu ở H.Long Thành. Sử dụng đất không đúng mục đích 388 trường hợp, tập trung ở các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc. Lấn chiếm đất công chủ yếu ở các huyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Tân Phú.

* Quản lý chưa chặt

Nguyên nhân xảy ra tình trạng vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều là do công tác quản lý của chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, nhất là chính quyền cấp cơ sở còn lỏng lẻo. Nhiều xã, phường chưa chủ động kiểm tra, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, dẫn đến người dân tự ý phân lô, bán nền đất nông nghiệp, xây dựng nhà trái phép. Đặc biệt là tình trạng xây dựng đường giao thông trên đất nông nghiệp, thường gần hoàn thành, UBND phường, xã mới phát hiện nên rất khó khăn trong xử lý, cưỡng chế khắc phục hậu quả.

Từ năm 2016 đến nay, H.Long Thành là nơi phát hiện nhiều vi phạm về đất nông nghiệp nhất tỉnh với 176 trường hợp. Trong đó, 99 trường hợp xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp và 77 trường hợp làm đường giao thông trên đất nông nghiệp (có dấu hiệu phân lô).

Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, chính quyền địa phương xử lý vi phạm về đất đai chưa kiên quyết, triệt để, thời gian cưỡng chế kéo dài. Đơn cử như H.Long Thành có những trường hợp vi phạm về đất đai, sau 2 năm chưa giải quyết xong. Ngoài ra, do các quy định về đất đai còn một số kẽ hở khiến cho nhiều người tìm cách lách luật để hưởng lợi.

Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Ngọc Hưng cho biết: “Nếu các phường, xã quản lý chặt về đất đai sẽ hạn chế được tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp, vi phạm về sử dụng đất, lấn chiếm đất công. Thực tế, quy định về đất đai có những bất cập là cho đồng sở hữu nên một số người đã lợi dụng việc này để phân lô, bán nền trái phép. Tại một vài địa phương các quy hoạch chưa đồng nhất, người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất rất khó khăn, gây ra tình trạng vi phạm về sử dụng đất”.

Các địa phương có nhiều khu công nghiệp, công nhân đông đúc, tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp thường diễn ra nhiều hơn như: TP.Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và Vĩnh Cửu.

Phó chủ tịch UBND H.Trảng Bom Lê Ngọc Tiên cho hay: “Số vụ vi phạm về đất đai, xây dựng đã giảm dần qua các năm. Nếu năm 2018 có khoảng 176 trường hợp, thì đến năm 2021 còn 80 trường hợp. Trong quá trình quản lý đất đai huyện gặp khó khăn là các đối tượng tự vẽ ra quy hoạch và phân lô, bán nền qua mạng, thực trạng khu đất là đất trống nên chính quyền địa phương rất khó xử phạt, buộc phải quản lý chặt và tạm ngưng giao dịch mua, bán khu đất”.

* Cần giải quyết tận gốc vấn đề

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp diễn ra nhiều năm, khó xử lý dứt điểm là do nhiều người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu về nhà ở. Tuy đất dự án khu dân cư thương mại ở Đồng Nai được rao bán nhiều, nhưng giá từ 1,5-4 tỷ đồng/nền, đa số người lao động không đủ khả năng mua để xây dựng nhà ở. Do đó, nhiều người lao động đã chọn mua đất nông nghiệp phân lô theo hình thức giấy tay, vi bằng hoặc đồng sở hữu với giá chỉ bằng 10-20% so với đất nền dự án có đầy đủ giấy tờ, và xây dựng nhà ở trái phép.

Các sở, ngành, địa phương cho rằng muốn giải quyết tận gốc tình trạng phân lô, bán nền thì phải gấp rút đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đồng Nai hiện đang có khoảng 1,2 triệu người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, trong đó hơn 40% có nhu cầu về nhà ở.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi, các địa phương ưu tiên quy hoạch đất ở, mời gọi đầu tư, triển khai nhanh các dự án nhà ở xã hội để người có thu nhập thấp có thể mua nhà, như vậy sẽ hạn chế tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp và xây dựng trái phép. Các huyện, TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh tổng hợp lại những trường hợp chuyển nhượng đất nông nghiệp đồng sở hữu từ 5-15 người/ngàn m2 để có giải pháp ngăn chặn, vì đây là hình thức biến tướng của phân lô, bán nền.

“Ngành Công an phải điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng phân lô, bán nền trái phép và công khai rộng rãi để răn đe. Các sở ngành, địa phương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ quy định pháp luật về đất đai, không mua, bán đất trái phép. Những khu đất phù hợp quy hoạch đất ở, địa phương giải quyết chuyển đổi nhanh cho người dân để họ xây dựng nhà ở sẽ giảm bớt vi phạm về sử dụng đất” - Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi nhấn mạnh.

Vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều còn do một số tập thể, cá nhân trong các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đã “cố tình làm ngơ” và việc xử lý trách nhiệm chưa nghiêm. Thời gian qua, mới có 4/11 địa phương (các huyện Long Thành, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Trảng Bom) báo cáo UBND tỉnh việc xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan. Riêng H.Long Thành đã kiểm điểm 7 tập thể, 31 cán bộ, công chức.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc