VNDirect hạ dự báo tăng trưởng GDP quý IV xuống 4% so với mức 5,5% trước đó do nhận thấy vẫn còn một số điểm nghẽn cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Bước sang 2022, VNDirect dự báo GDP sẽ tăng 7,5% với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành.
Báo cáo cập nhật vĩ mô với tiêu đề “Mở cửa đón bình thường mới” công bố mới đây, các nhà phân tích Công ty chứng khoán VNDirect đã hạ tăng trưởng GDP quý IV của Việt Nam xuống 4% từ mức dự báo trước đó là 5,5%.
Dự báo dựa trên giả định làn sóng dịch bệnh hiện tại sẽ được kiểm soát và các ca nhiễm mới hàng ngày tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể đẩy nhanh triển khai tiêm vắc xin cho đến cuối năm 2021. Theo kịch bản cơ bản của VNDirect, khoảng 50-60% dân số Việt Nam sẽ được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm 2021.
Các chuyến bay nội địa và các tour du lịch trong nước có thể được nối lại kể từ cuối tháng 10. Hà Nội và TP HCM tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép mở lại các nhà hàng, quán ăn tại chỗ, khu vui chơi giải trí kể từ giữa quý IV.
Ngoài ra, việc giải ngân vốn đầu tư công có thể hoàn thành trên 85% kế hoạch của Chính phủ.
Trong dự báo mới,VNDirectkỳ vọng ngành dịch vụ sẽ tăng trở lại 3% so với cùng kỳ trong quý IV (so với mức giảm 9,3% so với cùng kỳ trong quý III), nhờ sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng, doanh số bán lẻ và việc mở cửa trở lại của các dịch vụ không thiết yếu.
Đối với ngành công nghiệp và xây dựng,VNDirectkỳ vọng ngành này sẽ tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ trong quý IV (từ mức giảm 5,0% so với cùng kỳ trong quý III), chủ yếu được hỗ trợ bởi sự đẩy mạnh của đầu tư công và sự phục hồi của hoạt động sản xuất sau khi các nhà máy và khu công nghiệp tại các tỉnh phía Nam được phép mở cửa và hoạt động trở lại.
Cuối cùng,VNDirectkỳ vọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ tăng trưởng 2,8% so với cùng kỳ trong quý IV (so với mức tăng trưởng 1% trong quý III).
Cho cả năm 2021, VNDirecthạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống 2,2% từ mức dự báo trước đó là 3,9%.
VNDirect hạ dự báo tăng trưởng GDP quý IV của Việt Nam xuống 4% từ mức dự báo trước đó là 5,5%. (Nguồn:Báo cáo vĩ mô của VNDirect).
Tuy nhiên,VNDirectnhận thấy vẫn còn một số điểm nghẽn cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong quý IV như: Tỷ lệ người dân tiêm chủng đầy đủ hai mũi vắc xin vẫn còn thấp, dẫn tới lộ trình mở cửa nhiều hoạt động kinh tế diễn ra chậm.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều giữa các tỉnh thành phố trên cả nước dẫn tới nguy cơ bùng dịch trở lại tương đối cao, làm ảnh hưởng lớn tới lộ trình mở cửa trở lại hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh.
Do làn sóng dịch COVID-19 kéo dài dẫn tới thu nhập của một bộ phận không nhỏ người lao động bị giảm sút, ảnh hưởng lớn tới cầu tiêu dùng trong quý IV, mùa tiêu dùng quan trọng nhất trong năm.
Các biện pháp phòng chống dịch thiếu nhất quán, thay đổi liên tục và khó dự báo trước, ví dụ tiêu biểu là mỗi tỉnh lại có những quy định khác nhau về hoạt động vận tải hàng hóa. Bên cạnh đó, sự khó dự báo trong các biện pháp, chính sách phòng chống dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp không thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch mở cửa và khôi phục hoạt động sản xuất, làm chậm lại quá trình phục hồi của nền kinh tế.
Nhiều khu công nghiệp tại TP HCM và các tỉnh, thành Đông Nam Bộ ghi nhận việc thiếu hụt lao động sản xuất sau khi nhiều công nhân bỏ về quê do lo ngại tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài. Việc thiếu hụt lao động khiến quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Kỳ vọng GDP năm 2022 sẽ tăng 7,5%
VNDirect lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022. (Ảnh minh họa:Zing).
Năm 2022, VNDirect dự báo GDP sẽ tăng trưởng 7,5% với tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các ngành.
Dự báo dựa trên các giả định là kinh tế toàn cầu sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ trong năm 2022.
Lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trung bình khoảng 2,8%/năm trong giai đoạn 2016 -2019 (trước đại dịch COVID- 19). Do đó,VNDirectkỳ vọng nhu cầu duy trì ở mức cao đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022.
Bên cạnh đó, 70-75% dân số Việt Nam sẽ được tiêm phòng đầy đủ vắc xin ngừa COVID-19 trong nửa đầu năm 2022.VNDirectkỳ vọng rằng tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn thành công và đẩy lùi đại dịch.
Các chuyến bay thương mại quốc tế có thể được nối lại từ quý I, điều này sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch vào năm 2022, một trong hai động lực chính cho sự phục hồi trong ngành dịch vụ của Việt Nam, cùng với sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
VNDirectkỳ vọng Chính phủ sẽ duy trì các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng cho đến ít nhất là cuối quý II để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.VNDirectcũng kỳ vọng lượng vốn đầu tư công sẽ tăng lên vào năm 2022 khi Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư công.
Vốn đầu tư khu vực tư nhân cũng như vốn FDI cũng có thể phục hồi mạnh nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sau đại dịch.
Về tăng trưởng của từng ngành,VNDirectkỳ vọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,8% so với cùng kỳ, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,6% so với cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,1% so với cùng kỳ vào năm 2022.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Giá vàng vượt ngưỡng 3.300 USD một ounce và đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn khỏi sự bất ổn xung quanh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng giá vàng có thể lên tới 3.500 USD trong tương lai không xa.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng với Trung Quốc, tuyên bố của Nhà Trắng rằng một số hàng hóa Trung Quốc phải chịu mức thuế 245% đã gây ra hoang mang ở Bắc Kinh.