Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang, Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận kiến nghị: “Rà soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghiệm thu dự án để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của Dự án, làm cơ sở cho việc thanh kiểm tra hoặc đánh giá sai phạm chính xác”.
Sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành dự án và chỉ đạt 10% khối lượng, Ban điều hành Công ty muốn các nhóm việc rõ ràng, minh bạch trước khi dự án được đưa vào vận hành.
“Rút kinh nghiệm từ các dự án xảy ra sai phạm trong thời gian qua như cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi..., chúng tôi kiến nghị Bộ GTVT phối hợp tỉnh Tiền Giang mời Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) hỗ trợ việc điều chỉnh, đánh giá góp ý kiểm soát chất lượng công trình trước khi đưa vào thu phí” - ông Nguyễn Tấn Đông nói.
Cũng theo văn bản trên, Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận nêu một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thi công tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận như: khan hiếm nguồn vật liệu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, chưa thống nhất được phương án và vị trí trạm thu phí hoàn vốn, dự án đi qua vùng địa chất phức tạp, có đến 45km/51,5km đường phải xử lý nền đất yếu, chưa được bố trí trạm kiểm soát tải trọng các loại xe quá khổ quá tải lưu thông trên tuyến.
Công ty đề nghị Bộ GTVT và cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ được tổ chức lễ thông xe kỹ thuật, khánh thành tuyến chính cao tốc trước khi cho các phương tiện lưu thông: thời gian dự kiến từ ngày 22-1-2022 đến ngày 15-2-2022 phục vụ người dân trong dịp Tết Nhâm Dần, thống nhất giải pháp thu phí hoàn vốn, vị trí trạm thu phí, hệ thống ITS trước khi đưa dự án vào vận hành thu phí chính thức.
Từ tháng 3-2019, Tập đoàn Đèo Cả được mời tham gia giải cứu, xử lý các vướng mắc tồn tại của dự án trong vai trò nhà quản trị điều hành (doanh nghiệp dự án) - Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, cùng với sự tham gia đồng hành của tỉnh Tiền Giang. Tập đoàn Đèo Cả thông qua doanh nghiệp dự án bằng kinh nghiệm và nguồn lực của tập đoàn đã tích cực, chủ động phối hợp, thực hiện hàng loạt nhóm giải pháp và huy động tối đa các nguồn lực từ vật tư, thiết bị, khắc phục khó khăn vướng mắc triển khai thi công công trình đồng loạt “xuyên đêm, xuyên lễ tết, xuyên dịch” hoàn thành đúng hẹn, sớm khánh thành để kịp thời phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đáp ứng kỳ vọng của hơn 21 triệu dân ĐBSCL.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc