Gói thầu A7 dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài 5,3 km (thuộc hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai), gồm 3,2 km cầu và 2,1 km đường. Trong ảnh là điểm đầu gói thầu A7 thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, nơi tiếp giáp gói thầu A6 của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Gói thầu do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 thực hiện. Đoạn cao tốc này đi qua nhiều khu vực rừng ngập mặn và đầm lầy.
Phần cầu của gói thầu A7 dài 3,2 km, gồm phần cầu dẫn và cầu chính. Cầu dẫn đang trong quá trình thi công, phần cầu chính bắc qua một nhánh sông Thị Vải vừa được chuẩn bị triển khai những hạng mục đầu tiên.
Nhánh sông Thị Vải rộng khoảng 300 m. Xà lan là phương tiện để vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị qua lại đôi bờ sông để thi công hạng mục cầu dẫn và phần đường của cao tốc.
Hiện, mỗi ngày có khoảng 100 kỹ sư, công nhân được huy động làm việc trên công trường gói thầu A7. Tùy điều kiện thực tế, phía đơn vị thi công sẽ bố trí thêm người để đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, hạng mục cầu dẫn thuộc gói thầu A7 được thi công chủ động theo kế hoạch. Toàn gói có 77 trụ cầu dẫn, đơn vị thi công đã hoàn thành lắp đặt 50 trụ và đang lắp dầm, làm mặt cầu.
Tiến độ lắp dầm đạt 70% khối lượng công việc, làm mặt cầu đạt 50% khối lượng.
Khi các dầm cầu hoàn thiện, mặt đường tuyến cao tốc đi qua đây sẽ rộng 24 m cho 4 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp. Công trình thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, vận tốc 120 km/h.
"Sắp tới chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ làm mặt cầu dẫn dựa trên điều kiện sẵn có, đồng thời tính toán phương án huy động thêm công nhân. Việc này giúp hình thành diện mạo mới cho công trình", ông Vũ Thanh Trà, Giám đốc ban điều hành gói thầu A7, cho biết.
Một đoạn cao tốc đã hoàn thành lắp đặt trụ cầu dẫn (mỗi trụ dài 12 m) và bản mặt cầu. Theo ông Trà, đây được đánh giá là công đoạn khó thực hiện, bởi nền địa chất là chân rừng đước ngập mặn, nhiều bùn lầy. Đội ngũ kỹ sư và công nhân phải dùng thiết bị chuyên dụng trong quá trình làm việc.
Ngoài phần cầu dẫn và cầu chính, gói thầu A7 có tổng cộng 2,1 km phần đường, đang trong giai đoạn tập kết vật liệu để xây lắp nền và gia cố bằng xe lu.
Phần nền đường đi qua nhiều đoạn có địa chất khá yếu. Do vậy, đội ngũ kỹ sư phải lên kế hoạch chi tiết, vận dụng kinh nghiệm và kỹ thuật xây lắp để đảm bảo chất lượng.
"Vì công trình đi ngang khu vực rừng nên chúng tôi gặp không ít khó khăn. Phải mất gần một năm để vừa làm đường công vụ, lắp lưới điện, đào gốc cây... sau đó mới tiếp cận thi công những hạng mục đầu tiên", ông Trà nói.
Bãi đúc dầm cầu đặt tại công trường để phục vụ thi công. Toàn gói thầu cần 750 dầm, hiện đã đúc và xử lý xong 545 dầm theo quy chuẩn kỹ thuật của dự án.
Gói thầu A7 được triển khai năm 2017, đến nay đạt 55% khối lượng và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2023.
Điểm cuối gói thầu giao với quốc lộ 51, thuộc địa bàn xã Phước Thái, huyện Long Thành. Sắp tới đơn vị thi công sẽ thực hiện nút giao tại đây để kết nối cao tốc với quốc lộ này. Ngoài gói thầu A7, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành còn có 7 gói thầu khác đi qua địa bàn tỉnh Long An, TP.HCM và Đồng Nai. Tổng chiều dài toàn cao tốc là 57,7 km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc