Thứ tư, 15/05/2024

Hàng loạt doanh nghiệp đối diện nguy cơ hủy niêm yết, có "ông lớn" như Hòa Bình, Pomina

04/02/2024 2:56 PM (GMT+7)

Những doanh nghiệp này đang đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc vì thua lỗ triền miên cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá.

Hàng loạt doanh nghiệp đối diện nguy cơ hủy niêm yết, có "ông lớn" như Hòa Bình, Pomina- Ảnh 1.

Hàng loạt doanh nghiệp đối diện nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc. Ảnh: IT

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra loạt thông báo gửi Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC), Công ty CP Thép Pomina (HoSE: POM) và Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, HoSE: HNG) về việc cổ phiếu các doanh nghiệp này có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc.

Cụ thể, đối với cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình, mã chứng khoán này hiện đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp.

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết về trường hợp cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi "tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp", HoSE lưu ý Xây dựng Hòa Bình về việc cổ phiếu HBC có khả năng bị hủy niêm yết nếu doanh nghiệp này tiếp tục vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế năm 2023, Hòa Bình ghi nhận doanh thu hơn 7.546 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm 2022. Với việc thua lỗ 777 tỷ đồng trong năm 2023, lỗ lũy kế của Xây dựng Hòa Bình đã tăng lên mức 2.878 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của Hòa Bình theo đó giảm gần 63% so với đầu năm, xuống còn gần 454 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/2/2023, cổ phiếu HBC đóng cửa ở mức 8.900 đồng/CP.

Tương tự, cổ phiếu HNG của HAGL Agrico cũng đang bị kiểm soát do tình trạng kinh doanh thua lỗ. Theo HoSE, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của doanh nghiệp này đã âm hai năm liên tiếp (năm 2021 âm 1.119 tỷ đồng, năm 2022 âm 3.576 tỷ đồng).

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 mà HoSE nhận được từ HAGL Agrico, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của doanh nghiệp năm 2023 âm 1.050 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 âm 8.054 tỷ đồng.

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra trường hợp: "Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét", vì vậy, HoSE lưu ý về việc cổ phiếu HNG có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 tiếp tục ghi nhận kết quả thua lỗ.

Đáng chú ý, trong văn bản giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát mới, đây, HAGL Agrico cho biết, doanh nghiệp đang thực hiện lộ trình kinh doanh và đầu tư giai đoạn 2024 - 2027 với chiến lược sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ, quản trị theo phương pháp công nghiệp xuyên suốt chuỗi giá trị, ứng dụng cơ giới hoá, công nghệ sinh học và số hóa theo lộ trình phù hợp.

Cụ thể, HAGL Agrico sẽ tập trung vào hoạt động đầu tư và sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến), kinh doanh dịch vụ khách sạn, liên kết với các đối tác để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ kinh doanh vật tư và máy móc, thiết bị chuyên dụng trong nông nghiệp; liên kết thu mua và phân phối các sản phẩm nông nghiệp; sản xuất phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, giao nhận và kho bãi...

Tại văn bản giải trình, HAGL Agrico khẳng định, doanh nghiệp tin tưởng các chiến lược trên sẽ tạo ra sự phát triển bền vững và lợi nhuận trong các năm tiếp theo, từ đó từng bước giảm lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính trong thời gian sớm nhất.

Trên sàn chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/2/2023, cổ phiếu HNG đóng cửa ở mức 4.370 đồng/CP.

Còn với Thép Pomina, cổ phiếu POM của doanh nghiệp này cũng đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do doanh nghiệp vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp và có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc nếu điều này tái diễn trong năm nay.

Về tình hình kinh doanh của Thép Pomina, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV ghi nhận, doanh thu giảm 75% so với cùng, xuống còn 3.281 tỷ đồng. Doanh nghiệp báo lỗ sau thuế gần 961 tỷ đồng, giảm được 28% so với mức lỗ 1.168 tỷ đồng của năm 2022.

Đáng nói, đây vẫn là mức lỗ nặng nhất ngành thép. Tổng lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2023 của Thép Pomina ghi nhận ở mức 1.270 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/2/2023, cổ phiếu POM đóng cửa ở mức 5.190 đồng/CP.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.