Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân: đến nay mới đạt 7,3 triệu m2/12,5 triệu m2 theo kế hoạch. Trong đó, nhà ở công nhân là 2,7 triệu m2 tương đương 54 ngàn căn hộ. Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 4,6 triệu m2 với 92.500 căn hộ.
Hiện nay, cả nước đang tiếp tục triển khai 339 dự án nhà ở xã hội, nhưng tốc độ triển khai rất chậm, trong đó nhà ở công nhân là 7,6 triệu m2 với hơn 152 nghìn căn hộ; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị là 10,96 triệu m2 với 219 nghìn căn hộ. Các dự án này đang triển khai rất chậm và mới chỉ khởi động lại thời gian gần đây sau gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết 11 của Chính phủ được công bố.
Trong đó, Hà Nội hiện có 25 dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng với gần 12.909 căn hộ. Dự kiến, trong quý III và IV/2022, khi 2 dự án mới được khởi công cũng chỉ bổ sung thêm 1.860 căn. Trước đó, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn 2016-2020 mới đạt 26,24%. Trong khi đó, người dân lao động có nhu cầu về phân khúc này rất lớn, chiếm đến 70-80%.
Chị Tú, là một công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long đang tìm kiếm các dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, chị Tú cho biết tìm kiếm suốt hơn một năm nay vẫn không tìm được dự án nào phù hợp. Một phần vì thu nhập của chị khoảng 7 triệu đồng/tháng vẫn là quá thấp so với giá nhà ở xã hội hiện nay cũng khoảng 700 triệu đồng/căn.
"Hàng ngày, tôi vẫn phải đi làm khoảng 20km vì tôi đang thuê nhà ở khu vực quận Long Biên. Tôi cũng đã tìm hiểu nhiều dự án nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa tìm được vị trí cũng như giá cả phù hợp. Nhiều môi giới nhà họ nói rằng nhu cầu ở nhà xã hội đang rất cao so với nguồn cung nên nếu không mua nhanh thì sẽ còn tăng giá cao nữa nên tôi cũng hoang mang", chị Tú chia sẻ.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "khát" nhà ở xã hội của người dân. Điều đáng nói, theo quy định, mỗi dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đều phải dành 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội, nhưng tại Hà Nội, nhiều dự án không chấp hành nghiêm túc quy định này.
Cần có giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội
Không chỉ do quỹ đất hạn hẹp, hiện nay, ở nhiều khu đô thị, doanh nghiệp dường như có xu hướng không muốn triển khai nhà ở xã hội. Nguyên nhân là do sản phẩm này có lợi nhuận thấp, trong khi đó phải đầu tư nhiều vốn. Cá biệt có những trường hợp chây ỳ, không có trách nhiệm với cộng đồng dù cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở.
Điều này dẫn đến việc thiếu nhà ở xã hội do các dự án không được hoàn thành, có dự án chuyển mục tiêu đầu tư sang nhà ở thương mại trái quy định; thậm chí có nhiều dự án bỏ hoang trong thời gian dài hay có một số dự án xây xong rồi nhưng lại xa trung tâm nên rất khó bán.
Vấn đề nhà ở xã hội đang có 4 "nút thắt": Thiếu quỹ đất để xây dựng; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi; cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp xã hội hóa. Các nút thắt này đang làm khó cho nhiều chủ đầu tư khi huy động vốn đầu tư xây dựng, nhưng lợi nhuận thấp, thiếu cơ chế.
Các chuyên gia bất động sản cho rằng, giải pháp tốt nhất hiện nay khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là tạo điều kiện cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương án bố trí quỹ đất tại khu vực phù hợp để phát triển nhà ở xã hội hoặc hỗ trợ bằng tiền mà không phân biệt quy mô dự án. Về lâu về dài, Nhà nước cần tạo lập quỹ đất, quy hoạch và đầu tư hạ tầng bài bản, rồi giao cho địa phương làm chủ đầu tư hoặc đấu giá các khu đất để xây dựng nhà ở xã hội.
Mới đây, Vinhomes công bố các dự án nhà ở xã hội sẽ mang thương hiệu Happy Home, quy mô mỗi dự án từ 50-60 ha. Dự kiến giá bán căn hộ sẽ dao động từ 300-950 triệu đồng mỗi căn. Vinhomes hứa hẹn sẽ giúp "nâng tầm" nhà ở xã hội với hệ sinh thái đầy đủ tiện ích.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi tham gia làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội sẽ giúp người mua yên tâm hơn về chất lượng của dự án. Bởi những doanh nghiệp lớn đã có uy tín trên thị trường với nhiều dự án cao cấp thì khi làm nhà bình dân cũng sẽ chỉn chu và bài bản hơn.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.