Khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số
Quỳnh Nguyễn
15/01/2025 8:02 PM (GMT+7)
Ngày 15/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI vớichủ đề: “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".
Đây là sự kiện quan trọng
do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thường niên, là dịp để các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ gặp gỡ, đàm phán và
đưa ra những định hướng quan trọng, khuyến khích sáng tạo và đổi mới trong sản
xuất công nghệ tại Việt Nam.
Đồng hành cùng chương
trình là Ngân hàng TMCP Quân Đội ; Tập
đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân Đội; Tổng Công ty Viễn Thông Mobifone; Tập
đoàn Công nghệ CMC; Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Trước đó, ngày
22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó có
quan điểm làm chủ công nghệ và các nhiệm vụ làm chủ công nghệ chiến lược.
Sự ra đời của Nghị quyết
số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là kim chỉ nam, khai sáng với mọi
ngành nghề, không chỉ có tính thúc đẩy và thay đổi về bản chất cách thức hoạt động
mà còn tác động sâu sắc đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Doanh nghiệp công nghệ
Việt Nam cần giải những bài toán toàn cầu
Phát biểu khai mạc Diễn
đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một
không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải những bài toán Việt Nam một cách
hiệu quả. Việt Nam với những vấn đề của mình chính là thị trường để sinh ra những
doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ
Việt Nam đi ra toàn cầu và giải những bài toán toàn cầu.
"Make in Việt Nam
là sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, sản xuất
tại Việt Nam và bởi các doanh nghiệp Việt Nam. Make in Vietnam là một khẩu hiệu
hành động. Make in Vietnam là một tinh thần tinh, thần tự cường, tinh thần làm
chủ ứng dụng và làm chủ công nghệ, từ làm chủ ứng dụng tới làm chủ công nghệ.
Make in Việt Nam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có
hòa bình lâu dài vì nó góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng an ninh
hùng mạnh để bảo vệ Việt Nam . “Chiếc nỏ thần” bảo vệ Việt Nam sẽ chỉ có thể do
người Việt Nam làm ra," Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Cũng theo ông, mục tiêu
của Diễn đàn là đưa ra các thông điệp của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
trong việc phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nhằm làm chủ công nghệ số,
công nghệ chiến lược, và đề xuất nhận nhiệm vụ chiến lược triển khai Nghị quyết
số 57-NQ/TW, tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Công nghiệp bán dẫn là nền
tảng cho sự phát triển
Tại Diễn đàn này, nhiều
nội dung được đưa ra thảo luận, đặc biệt định hướng, chính sách và giải pháp
phát triển trong giai đoạn tới về công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo để kiến
nghị Chính phủ Việt Nam xây dựng thể chế, chính sách đột phá nhằm ưu đãi hỗ trợ,
khuyến khích, kêu gọi tập hợp sức mạnh từ Chính phủ đến xã hội trong phát triển
doanh nghiệp công nghệ số. Diễn đàn cũng đề ra việc nghiên cứu, làm chủ công
nghệ số giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi số Việt
Nam và đưa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được giới thiệu tại diễn đàn.
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch,
Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông),
công nghiệp bán dẫn là nền tảng cho sự phát triển của nhiều ngành công nghệ cao
như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, ô tô tự động hóa,... Việt Nam không thể
đứng ngoài cuộc chơi này nếu muốn trở thành quốc gia phát triển.
Chính vì thế, Việt Nam vừa
ban hành chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn với các mục tiêu tham
vọng. Trong đó, việc phát triển chip chuyên dụng được xác định là một trong những
định hướng chính.
Ông Nguyễn Khắc Lịch cho
biết, chip chuyên dụng dễ thiết kế, dễ chế tạo hơn so với chip đa dụng, đồng thời
có chi phí sản xuất thấp hơn. Điều này phù hợp với năng lực và định hướng phát
triển của Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá
là quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng và tiềm năng lớn trong lĩnh vực công
nghiệp bán dẫn. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nước ta.
Cục trưởng Cục Công nghiệp
CNTT và Truyền thông cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các sản phẩm chip
chuyên dụng có giá trị gia tăng cao, đồng thời xây dựng hệ sinh thái công nghiệp
điện tử vững mạnh.
Song song đó, Việt Nam cần
làm chủ về công nghệ nhằm giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài và tăng cường năng lực
sản xuất trong nước
Chương trình Diễn đàn
bao gồm 01 Phiên cấp cao đưa ra những thông điệp của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ về định hướng thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số, công nghiệp
bán dẫn của Việt Nam, doanh nghiệp công nghệ số gắn với việc làm chủ công nghệ
số, làm chủ quá trình chuyển đổi số trong các ngành kinh tế, hình thành phương
thức sản xuất số của Việt Nam; hai Phiên tham luận chuyên đề chuyên sâu về phát
triển công nghiệp bán dẫn, AI.
Tại Diễn đàn, Bộ Thông
tin và Truyền thông tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số
Make in Viet Nam năm 2024 tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự
hào trí tuệ Việt Nam.
Trong khuôn khổ Diễn đàn
cũng tổ chức khu trưng bày triển lãm gồm gần 40 gian hàng để đại biểu tham dự
có thể tham quan, trải nghiệm trực quan các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make
in Viet Nam do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ, làm chủ quá trình chuyển
đổi số quốc gia.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Tổng thống Donald Trump một lần nữa công khai thể hiện sự bất mãn sâu sắc đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell, cho thấy ông có thể đang chuẩn bị cho một thay đổi gây chấn động trong giới tài chính Hoa Kỳ: sa thải người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Theo thông tin trên Báo Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng là hàng loạt thách thức trong công tác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, chênh lệch giá trong nước và thế giới đã được kiểm soát trong biên độ phù hợp và đã có tờ trình sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Không còn “lách cửa” vào thị trường Mỹ như trước, các ông lớn thời trang như Shein và Temu chuẩn bị đối mặt với cú sốc lớn: hàng loạt sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc sắp bị đánh thuế nặng. Người tiêu dùng Mỹ cũng rơi vào thế khó – muốn tiết kiệm thì phải tìm hướng đi mới.