Thứ tư, 04/12/2024

Kiến nghị bơm hơn 100.000 tỷ đồng tín dụng trước Tết

03/12/2022 7:00 AM (GMT+7)

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị nới trần tín dụng thêm 1%, tương đương hơn 100.000 tỷ đồng trong 36 ngày tới.



Kiến nghị bơm hơn 100.000 tỷ đồng tín dụng trước Tết - Ảnh 1.

HoREA cho rằng nếu không xử lý kịp thời, bất động sản sẽ trượt vào suy thoái, kéo theo khủng hoảng kinh tế. Ảnh: Quỳnh Danh.

"Một trong các giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão, tức 36 ngày tới", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA viết trong văn bản mới nhất gửi Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước.

Thay mặt các doanh nghiệp trong hiệp hội, ông kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần tín dụng thêm 1%, tức nâng tăng trưởng tín dụng cả năm nay lên 15% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12 đến trước Tết Quý Mão 2023.

Các tiêu chí để doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn này là dự án phải có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, có nhiều hoạt động xã hội thiện nguyện.

Theo ông, chỉ số CPI trong 11 tháng đầu năm chỉ tăng 3,02%, khả năng cả năm nay tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra. Thu ngân sách Nhà nước đạt 116% kế hoạch cả năm đã cho thấy nền kinh tế có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Do đó, việc nới room tín dụng là khả thi, không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà hiện nay, mà còn có tác động lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Trong văn bản lần này, vị Chủ tịch HoREA nhắc lại thực tế các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.

Dẫn lại khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định Nhà nước phải có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng, ông Châu nhấn mạnh nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.

Tuy nhiên, ông khẳng định các giải pháp xử lý không phải để “giải cứu”, mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý.

Về phía doanh nghiệp, ông cho rằng họ phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩmhướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn để phục hồi, tăng trưởng, phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp, Chính phủ yêu cầu xử lý

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng khách hàng của UOB, TP.HCM sẽ hút thêm FDI chất lượng cao

Doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng khách hàng của UOB, TP.HCM sẽ hút thêm FDI chất lượng cao

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) và Ngân hàng UOB vừa ký biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP.HCM và miền Nam.

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Xếp thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, Việt Nam vẫn chưa có luật

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số. Hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam nhưng lĩnh vực này chưa có luật điều chỉnh.

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Những áp lực lên tỷ giá vào cuối năm, có yếu tố nào hỗ trợ VND?

Các chuyên gia cho biết có nhiều yếu tố sẽ thúc đẩy đồng USD bật tăng trong những tháng cuối năm và VND chịu sức ép. Tuy nhiên, việc thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao, vốn FDI thực hiện tăng 8,8% và dòng kiều hối dồi dào vào cuối năm được kỳ vọng sẽ phần nào hỗ trợ cho đồng VND.

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí