Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về thực trạng nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam?
Ông David Jackson: Không riêng Việt Nam, đối với các nước trên thế giới, khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, giúp thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tạo việc làm cho hàng triệu người. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp này sẽ kéo theo sự dịch chuyển dân cư khiến nhu cầu nhà ở tăng cao.
Ở các địa phương có nhiều khu công nghiệp của Việt Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, lao động nhập cư chiếm tỷ lệ rất lớn. Khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh, lao động nhập cư rời khỏi các địa phương này dẫn đến thiếu hụt nhân lực. Đây là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của lao động nhập cư đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Do đó, thu hút và giữ chân người lao động để doanh nghiệp hoạt động liên tục là điều cốt yếu và một trong những giải pháp để giữ chân họ là cung cấp chỗ ở ổn định. Nhà ở xã hội là giải pháp tốt nhất. Các nước trên thế giới đã áp dụng thành công và Việt Nam cũng cần có chính sách để phát triển loại hình nhà này.
Muốn vậy, nhà ở xã hội phải được xem là tài sản của xã hội và tất cả những người có thu nhập thấp đều phải được đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng về nhà ở, bao gồm mua hoặc thuê. Nhà ở xã hội phải gắn liền với cơ sở hạ tầng phục vụ cho người ở, như đường sá, trường học, dịch vụ y tế, các dịch vụ bán lẻ. Giá nhà phải hợp với túi tiền của người có nhu cầu thực. Giá thuê nhà ở xã hội phải được tính theo thu nhập trung bình của người có thu nhập thấp ở từng địa phương. Chính phủ cần có biện pháp duy trì giá thuê ở mức hợp lý.
* Theo ông, Việt Nam có thể tham khảo những kinh nghiệm nào từ các nước về phát triển nhà ở xã hội?
- Singapore là một điển hình thành công về phát triển nhà ở xã hội mà Việt Nam có thể tham khảo. Singapore xem nhà ở xã hội là tài sản xã hội nên từ năm 1960, họ đã thành lập Cơ quan Phát triển nhà ở xã hội (HDB) chuyên cung cấp nhà ở với giá cả phải chăng cho người dân. HDB đã tạo ra những căn hộ có hợp đồng thuê 99 năm. Khi hết thời hạn thuê, HDB thu hồi căn hộ để tái phát triển người mua nhà ở xã hội có thể vay vốn từ ngân hàng với lãi suất thấp và trả bằng tiền mặt hoặc bằng nguồn vốn từ Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF).
HDB cũng cấm người Singapore sở hữu hai căn hộ nhà ở xã hội cùng lúc. Đặc biệt, nhà ở do HDB tạo ra luôn gắn liền siêu thị, trường học, sân chơi cho trẻ em, nơi sinh hoạt cộng đồng, xe buýt và ga tàu điện…
* Ông có hiến kế gì cho việc phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam?
- Được biết, thời gian qua chính quyền Trung ương và địa phương ở Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội nhưng nguồn cung luôn thấp hơn nhu cầu thực tế. Để nhanh chóng tạo ra nguồn cung nhà ở xã hội, cần có sự liên kết, hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trên nguyên tắc phi lợi nhuận; cần có tư duy dài hạn và cách tiếp cận tổng thể.
* Xin cảm ơn ông.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.