Trong khi các tổ chức quốc tế liên tiếp hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 so với thời điểm đầu năm, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Theo Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý 2 và cả năm 2022 do Tổng Cục thống kê vừa công bố cho biết: Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định sau hơn hai năm đại dịch cùng với tác động lan tỏa từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hoạt động kinh tế toàn cầu giảm mạnh, dự kiến chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 1 đầu năm nay.
Đồng thời, WB cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt trên thế giới. Theo đó, tăng trưởng của Mỹ năm 2022 dự báo đạt 2,5%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 1-2022. Khu vực đồng Euro chỉ đạt 2,5%, giảm 1,7 điểm phần trăm; Nhật Bản đạt 1,7%, giảm 1,2 điểm phần trăm; Trung Quốc đạt 4,3%, giảm 0,8 điểm phần trăm.
Tại khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định tăng trưởng năm 2022 của Indonesia đạt 5,0%, Philippines đạt 6,0%, Thái Lan đạt 3,0%, Singapore đạt 4,3%, Malaysia đạt 6,0% và Việt Nam đạt cao nhất ở mức 6,5%.
Lý giải về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 được dự báo đạt 6,5% khi nền kinh tế dần phục hồi nhờ tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao, sự chuyển đổi sang cách tiếp cận ngăn chặn đại dịch linh hoạt hơn, mở rộng thương mại và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ.
Các biện pháp tiền tệ trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm 0,5% -1,0% lãi suất cho vay trong năm nay và năm sau, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến năm 2022 là 14%. Cắt giảm lãi suất và phục hồi nhu cầu tín dụng từ các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ đạt được mục tiêu này.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.
Dù thị trường vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm, các chuyên gia vẫn cho rằng vàng không phải là kênh đầu tư vượt trội. Thay vào đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục là những lựa chọn sáng giá.
Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.
Kết quả điều tra xu hướng tín dụng do đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng cao nhất trong năm 2025.
Dù thị trường vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm, các chuyên gia vẫn cho rằng vàng không phải là kênh đầu tư vượt trội. Thay vào đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục là những lựa chọn sáng giá.
Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.