Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, hiện có khoảng 563 khu công nghiệp với tổng diện tích 210.900 ha. Với số lượng khu công nghiệp thực tế đã công bố là 406, trong đó 361 dự án nằm ngoài khu kinh tế, và 37 dự án thuộc khu kinh tế và 8 dự án nằm trong khu kinh tế cửa khẩu.
Riêng tại Bình Dương, địa phương hiện chiếm 9% về số lượng và 13% về diện tích khu công nghiệp trên cả nước. Đến nay, tổng số khu công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 33 với tổng diện tích 15.790 ha.
Hiện tại, tỉnh đã thành lập 29 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 12.662 ha; trong đó có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 10.962 ha. Cùng với đó, tỉnh sẽ quy hoạch lại các khu công nghiệp hiện hữu để tăng hiệu quả sử dụng đất.
Bình Dương hiện đứng thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất của cả nước 82% với 3 thành phố, 2 thị xã với các mức chi tiêu về vốn đều vượt xa chỉ tiêu đặt ra.
Thời gian qua, Bình Dương đã có định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như đồng bộ giao thông. Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành đô thị công nghiệp, trung tâm chính trị, kinh tế và đầu mối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương đang từng bước quy hoạch, xây dựng các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Hiện tại, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh đã đồng bộ, khang trang. Ngoài việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ như quốc lộ 13, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, vành đai 3, vành đai 4…, tỉnh còn xúc tiến kế hoạch xây dựng tuyến metro nối với TP.HCM. Trong tương lai, tỉnh còn ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt, mở rộng cảng sông, cảng cạn (ICD).
Hệ thống giao thông hoàn thiện giúp Bình Dương kết nối thuận lợi với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp việc lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, giao thông thuận lợi là một lợi thế giúp Bình Dương thu hút dân cư về đây an cư lạc nghiệp. Nhiều người mặc dù làm việc ở TP.HCM hoặc Đồng Nai nhưng vẫn mua nhà ở Bình Dương vì việc kết nối giao thông đến các khu vực này khá nhanh chóng và dễ dàng.
Với tiềm năng từ cơ cấu hạ tầng, giao thông đồng bộ, Bình Dương đang ngày một thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. So với TP.HCM và Đồng Nai, tỉnh Bình Dương đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI tập trung phát triển bất động sản công nghiệp.
Song, các chuyên gia cũng chỉ ra những thách thức mà Bình Dương phải đối mặt để thu hút nguồn đầu tư bền vững và những giải pháp đón đầu sự chuyển dịch trong giai đoạn tới.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ không ở lại mãi Bình Dương, họ sẽ chuyển đi nếu phát hiện ra các nơi khác tạo được lợi thế mạnh hơn ở Việt Nam, khoa học công nghệ cao hơn, chính sách thuế, đất thuận lợi hơn và đặc biệt là lao động có chất lượng cao hơn nhưng chi phí thấp hơn.
Điều đó đồng nghĩa với việc Bình Dương cần tiếp tục, duy trì tính liên tục trong đối thoại, cải thiện môi trường đầu tư, khoa học công nghệ và nâng cao trình độ người lao động, đặc biệt là độ lành nghề. Địa phương cần tạo ra sự thu hút doanh nghiệp nước ngoài, giữ chân doanh nghiệp và quan trọng là cố gắng tiếp thu những tinh túy, công nghệ mới từ họ, từ đó vận dụng và luôn đổi mới.
Đồng quan điểm, ông Thomas Rooney - Quản lý cấp cao, dịch vụ tư vấn công nghiệp Savills Vietnam cho rằng để cải thiện chất lượng lao động, thị trường Việt Nam nói chung tỉnh Bình Dương nói riêng và cần tập trung vào áp dụng khoa học – công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực chất lượng để thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
"Chính quyền địa phương cũng đang cho thấy nhiều nỗ lực trong cải cách hệ thống giáo dục nhằm nâng cao tay nghề lao động để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cải thiện cơ sở hạ tầng cũng là một yêu cầu bắt buộc để thu hút đầu tư với hệ thống giao thông tiện lợi hơn", ông Thomas nhận định.
Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng nới rộng bất chấp lãi suất tiền gửi liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng kể từ tháng 4 đến nay. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái rất tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.