Hà Nội 31oC
Thứ bảy, 10/06/2023

Làm tuyến đường sắt từ Vientiane đến Vũng Áng

03/03/2023 8:00 AM (GMT+7)

Tuyến đường sắt Vientiane (Lào) - Vũng Áng (Việt Nam) kết nối 2 nước có tổng chiều dài gần 555 km, tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỷ đồng.

Tập đoàn Đèo Cả (Việt Nam) và Tập đoàn Petroleum Trading Lao - PTL Holding (Lào) vừa ký kết thỏa thuận liên danh thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Theo đó, tuyến đường sắt Vientiane (Lào) - Vũng Áng (Việt Nam) có tổng chiều dài 554,7 km trải dài lãnh thổ 2 nước Lào và Việt Nam. Dự án có quy mô 2 ray với khổ ray 1.435 mm, vận tốc 150 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 149.550 tỷ đồng (tương đương 6,3 tỷ USD) thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Làm tuyến đường sắt từ Vientiane đến Vũng Áng - Ảnh 1.

ảnh minh họa


Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Vientiane tới cảng Vũng Áng, kết nối với tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc, kỳ vọng sẽ tạo ra tuyến vận tải hàng hóa mở rộng đến Bắc Lào và Nam Trung Quốc.

Ông Chanthone Sitthixay, Chủ tịch PTL Holding cho biết mong muốn của Chính phủ Lào là có sự kết nối, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp quan tâm đến các công trình giao thông gắn với biển để phát triển logictics và các dịch vụ khác. Vũng Áng của Việt Nam là cảng biển gần Vientiane nhất.

Riêng đoạn Mụ Giạ (Quảng Bình) - cảng Vũng Áng cũng được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng chiều dài khoảng 103 km, gồm 8 nhà ga (1 ga chính, 7 ga trung gian) với tổng mức đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng.

Cảng Vũng Áng của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế của 2 nước thông qua trao đổi thương mại và vận tải hàng hải, hướng tới các thị trường Đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trước đó, hồi tháng 3/2022, Tập đoàn FLC và doanh nghiệp này cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ cùng tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc đầu tư, xây dựng, phát triển dự án đường sắt này.

Toàn tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng mà FLC đề xuất có tổng chiều dài khoảng 400 km, với tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD. FLC dự kiến làm đoạn trên địa phận Việt Nam, từ Vũng Áng đến Cha Lo (Quảng Bình).

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thủ tướng chính phủ đồng ý nâng cấp, cải tạo quốc lộ 62

Thủ tướng chính phủ đồng ý nâng cấp, cải tạo quốc lộ 62

Thủ tướng chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 62 thành đường cấp III Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời làm mới tuyến tránh đoạn huyện Tân Thạnh.

Kiểm soát nạn chặt chém giá quạt tích điện, máy phát điện

Kiểm soát nạn chặt chém giá quạt tích điện, máy phát điện

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội yêu cầu đội trưởng các đội quản lý cấp dưới kiểm soát hoạt động kinh doanh các thiết bị làm mát tích điện, máy phát điện.

Mô hình đô thị TOD, đòn bẩy cho phía Đông TP.HCM

Mô hình đô thị TOD, đòn bẩy cho phía Đông TP.HCM

Transit Oriented Development, mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của TP.HCM, cũng là đòn bẩy giúp phía Đông “thay da, đổi thịt”.

 Mạnh ai nấy chiếm

Mạnh ai nấy chiếm

8.000 vụ lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép xảy ra ở Bình Định đặt ra dấu hỏi về lỏng lẻo trong công tác quản lý. Sự việc càng khó xử lý khi nhiều người vi phạm là cán bộ, đảng viên, cựu lãnh đạo cấp tỉnh, sở ngành.

Ngắm bưu điện đẹp thứ 2 thế giới

Ngắm bưu điện đẹp thứ 2 thế giới

Bưu điện Trung tâm TP Hồ Chí Minh có tuổi đời hơn 1 thế kỷ, được đánh giá nằm ở vị trí thứ 2 trong danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới, do Tạp chí kiến trúc Architectural Digest của Mỹ bình chọn. Đây cũng là điểm du lịch nổi tiếng và thu hút nhiều du khách khi đến với TP Hồ Chí Minh.

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai khi sân bay Long Thành hoạt động sẽ như thế nào?

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai khi sân bay Long Thành hoạt động sẽ như thế nào?

Liên danh tư vấn đã xây dựng khung định hướng phát triển Đồng Nai với 4 trụ cột, gồm trung tâm kinh tế lấy cảng hàng không làm trọng tâm; trung tâm logistics của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào thương mại điện tử; trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo; trung tâm giáo dục nghề nghiệp và đổi mới sáng tạo.