Theo Ban tổ chức, việc tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới; tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê.
Lễ hội cũng là dịp Đắk Lắk giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh; xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn.
Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế.
Lễ hội lần này sẽ có 18 hoạt động chính thức và một số hoạt động hưởng ứng lễ hội của các địa phương. Bên cạnh các nội dung khai mạc, bế mạc, lễ hội đường phố… lễ hội lần này còn có một số hoạt động mới như: Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột với chủ đề “Chuyện kể về cà phê Buôn Ma Thuột”; Biễu diễn vở Ca kịch "Khát vọng Dam San"; Lễ hội ánh sáng; Triển lãm Ảnh nghệ thuật với chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam - hành trình kiến tạo văn hóa thế giới” và “Lịch sử cà phê thế giới”; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê…
Ban tổ chức cho biết, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn so với những lần trước, hình thức thể hiện theo xu hướng hội nhập quốc tế, mang phong cách hiện đại làm nổi bật chủ đề.
Với lễ hội này, mỗi người dân địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một đại sứ truyền thông, đồng thời là đối tượng trực tiếp được hưởng lợi thông qua các hoạt động quảng bá, truyền thông lễ hội.
Nhằm quảng bá, giới thiệu về lễ hội, ban tổ chức đã mời Hoa hậu H’Hen Niê làm đại sứ truyền thông. Đây là lần thứ 2, cô là đại sứ truyền thông cho sự kiện này.
Hoa hậu H’Hen Niê chia sẻ: “Tôi là người con của núi rừng Đắk Lắk. Từ nhỏ đã lên rẫy cùng ba mẹ, tôi không chỉ nhìn từng ngày nhìn thấy sự lớn lên của cây cà phê mà còn tâm sự cùng cây. Tình yêu đối với cà phê vô cùng lớn trong tim mình. Món quà trong vali mang đi tặng bạn bè ở bất cứ nơi nào trên thế giới tôi luôn chọn cà phê. Trong thâm tâm của mình, tôi mong muốn lan tỏa xa hơn tình yêu cà phê đến tất cả mọi người. Đi đến đâu thấy cà phê Việt đều thấy rất tự hào. Hy vọng rằng với chuỗi sự kiện lễ hội, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê đặc sản Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế”.'
18 hoạt động chính thức trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2023:
1. Khai mạc lễ hội: tối 10-3 tại Quảng trường 10/3, TP Buôn Ma Thuột
2. Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê: từ 10 đến 14-3; khai mạc sáng 10-3 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
3. Hội thảo phát triển cà phê Việt Nam chất lượng cao
4. Hội nghị kết nối giao thương quốc tế
5. Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam hành trình kiến tạo di sản văn hóa thế giới” và “Lịch sử cà phê thế giới”: từ 9-3 đến 9-5 tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, TP Buôn Ma Thuột
6. Triển lãm trưng bày, Hội thi Sinh vật cảnh Đắk Lắk
7. Lễ hội đường phố: chiều 10-3 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
8. Hội thi Nhà nông đua tài
9. Cuộc thi Pha chế cà phê đặc sản
10. Lễ hội Ánh sáng
11. Ngày hội cà phê miễn phí
12. Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê
13. Cuộc thi Video clip giới thiệu về cà phê Buồn Ma Thuột
14. Hội Voi Buôn Đôn
15. Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk
16. Tổ chức các tour du lịch trải nghiệm
17. Biểu diễn vở ca kịch “Khát vọng Dam San”: tối 11-3 tại Quảng trường 10/3, TP Buôn Ma Thuột
18. Bế mạc Lễ hội
“Ông lớn” ngành sữa Nhật Bản là Glico chọn Việt Nam là thị trường ra mắt sản phẩm sữa bột mới dành cho trẻ em từ 3 tuổi, trước cả Nhật Bản. Phía tập đoàn đánh giá Việt Nam là một thị trường sữa rất tiềm năng.
Ngành điện khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước tình trạng một số đối tượng mạo danh nhân viên điện lực gọi điện lừa người dân chuyển tiền.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Không khí mua sắm hiện nay phần nào phản ánh nỗi lo lớn của doanh nghiệp về doanh số hàng Tết. Dự báo người Việt sẽ chi tiêu dè dặt và tiết kiệm hơn cho Tết 2025.
Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.
Chợ ế ẩm, siêu thị đìu hiu, trong khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Các nhà sản xuất lẫn hệ thống phân phối, bán lẻ đều lo lắng cho mùa Tết năm nay.