“Lý lịch” Lễ hội trên dòng Trà Khúc vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Nga Hoà
04/02/2025 12:36 PM (GMT+7)
Theo bậc cao niên trong làng, lễ hội đua thuyền Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi có từ xa xưa, do một người phụ nữ trong làng khởi xướng và tổ chức, để người dân trong làng vui chơi trong những ngày tết cổ truyền….
Như
đã đưa tin, sau lễ hội đua thuyền huyện đảo Lý Sơn, lễ hội đua thuyền truyền
thống xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi là nơi thứ 2 của tỉnh Quảng Ngãi, được chính
thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi là nơi thứ 2 của tỉnh Quảng Ngãi, được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.Ảnh: Thanh Phương.
Để
hiểu rõ hơn, PV Dân Việt đã trao đổi và được Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh
Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng, cung cấp một số thông tin về nguồn gốc của lễ hội
này.
Xã
Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi (có diện tích tự nhiên hơn 8km2, dân số 10.182 người,
chia làm 4 thôn là Gia Hòa, Tăng Long, An Lộc và An Đạo), thời xa xưa có tên
gọi là làng Sung Tích.
Theo
các bậc cao niên trong làng, dân gian truyền rằng khi đến khai phá và lập nên làng
Sung Tích, đời sống của người dân lúc bây giờ rất nhiều khó khăn, kinh tế chủ
yếu là làm nông nghiệp và chài lưới trên sông, chưa có điều kiện để tổ chức
sinh hoạt hội hè, vui chơi trong những ngày Tết cổ truyền, nên người dân nơi
đây thường phải chèo thuyền đến làng bên kia sông, để xem hội.
Sau khi hình thành và duy trì cho đến ngày nay, lễ hội đua thuyền Tịnh Long được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia; tạo nên không khí sinh hoạt sôi nổi trong những ngày Tết nguyên đán của xã Tịnh Long nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.Ảnh: Thanh Phương.
Vì
vậy có một cụ Bà trong làng đã nghĩ cách tổ chức cho người dân nơi đây, vui chơi
trong những ngày tết cổ truyền. Bà đứng ra vận động và hỗ trợ làng tổ chức lễ
hội đua thuyền giữa nhân dân 4 xóm trong làng trong những ngày tết.
Kể
từ đó, lễ hội đua thuyền truyền thống của làng Sung Tích ra đời, tồn tại và
được người dân nơi đây duy trì cho đến ngày nay.
Bên
cạnh đó, cũng có tương truyền khác kể rằng, trong dịp tết, Bà lên vùng Tịnh Châu
(xã giáp liền kề với Tịnh Long ngày nay) để thăm chị gái và xem hát. Chị gái
khuyên bà nên về làng tổ chức lễ hội để vui chơi. Từ đó Bà về tổ chức ra lễ hội
đua thuyền giữa 4 xóm trong làng, để người dân vui chơi trong những ngày tết.
Video lễ hội đua thuyền Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi nhìn từ trên cao.
Về
sau khi Bà mất, để ghi nhớ công ơn, người dân trong làng đã lập miếu thờ và tổ
chức hội đua thuyền hằng năm, để bày tỏ lòng biết ơn, người đã có công xây dựng
làng, tạo nên lễ hội. Bà đã trở thành vị Thần Thành hoàng làng, được nhân dân
tri ân và thờ cúng tại đình làng Sung Tích (nay là xã Tịnh Long).
Đến
nay dù chưa có một tài liệu nào xác thực, hay khẳng định thời gian cụ thể hình
thành lễ hội đua thuyền truyền thống của Tịnh Long thế nhưng, qua lời kể dân
gian và các thư tịch, tài liệu liên quan đến lịch sử văn hóa Quảng Ngãi và xã
Tịnh Long, thì lễ hội đua thuyền Tịnh Long ra đời từ xa xưa, gắn liền với quá
trình khai khẩn đất đai và lập làng từ cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17.
Lễ hội đua thuyền Tịnh Long ra đời từ xa xưa, gắn liền với quá trình khai khẩn đất đai và lập làng từ cuối thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17.Ảnh: Thanh Phương.
Sau
khi hình thành và duy trì cho đến ngày nay, lễ hội đua thuyền Tịnh Long được tổ
chức hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia; tạo nên không khí sinh hoạt
sôi nổi trong những ngày Tết nguyên đán của xã Tịnh Long nói riêng và Quảng
Ngãi nói chung.
Lễ
hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long, đã trở thành lễ hội truyền thống tiêu
biểu, đặc sắc mang tính đại diện của tỉnh Quảng Ngãi.
Người dân đang tham dự lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long.Ảnh: Thanh Phương.
Hiện
xã Tịnh Long có 4 thôn, mỗi thôn có một nhà thờ thần thành hoàng và tiền hiền,
cũng là nơi thờ các thuyền đua của mỗi thôn, được trang trí hình tượng 4 con
vật tứ linh là Long, Lân, Quy, Phụng và được gọi tôn kính “ông ghe”.
Hằng
năm đến khi tổ chức lễ hội đua thuyền, Ban tế tự cùng nhân dân trong thôn mới
tổ chức làm lễ tế, để xin phép thần linh được “hạ thủy”, đưa thuyền ra bến để
luyện tập và tham gia cuộc đua.
Địa điểm diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống hàng năm của Tịnh Long, nằm đoạn cuối hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có lòng sông rộng và mực nước sâu, thuận lợi cho việc đua.Ảnh: Thanh Phương.
Địa
điểm diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống hàng năm của Tịnh Long, nằm đoạn cuối
hạ lưu sông Trà Khúc, nơi đây có lòng sông rộng và mực nước sâu, thuận lợi cho
việc đua.
Hiện
nay các nghi lễ tín ngưỡng truyền thống, được người dân xã Tịnh Long bảo tồn
thông qua các nghi lễ thực hiện trong lễ hội đua thuyền, như lễ tế thần tại
dinh thờ, lễ hạ thủy, lễ cúng bến nước, lễ tế tiền hiền…
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nắm bắt nhu cầu yêu thích “săn” mây của giới trẻ, dọc tuyến đường của đỉnh đèo Vi ô lắc, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum, một số cá nhân đã chọn điểm và dựng chòi để phục vụ cho số này.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.