Mít ruột đỏ, được các điểm bán giới thiệu là mít giống Indonesia hoặc Malaysia có màu đỏ cam bắt mắt, khác biệt so với mít Thái đang bán trên thị trường có màu vàng nên nhiều khách hàng tò mò mua thử.
Ghi nhận của phóng viên, mít ruột đỏ bán rong tại TP HCM có giá từ 70.000 – 120.000 đồng/kg, tùy chất lượng và mức độ sơ chế.
Giá phổ biến ở mức 100.000 đồng/kg đối với mít đã bỏ cùi và xơ bên ngoài, với mít Thái cùng mức độ sơ chế giá chỉ bằng 1/5, khoảng 20.000 đồng/kg.
Mỗi xe rong thường chở theo 3-5 quả mít và bán hết khoảng 2-3 ngày nhưng hàng không có thường xuyên. Đây cũng là yếu tố khiến mặt hàng này giữ được giá cao.
Mít ruột đỏ có màu bắt mắt được bán rong trên đường phố TP HCM
Theo chị Trần Châu, chủ cửa hàng trái cây Tâm Ngọc (đường Phạm Thế Hiển, quận 8), mít ruột đỏ là hàng hiếm nên giá cao, từ 160.000 – 250.000 đồng/kg đối với mít bóc múi.
"Đây là hàng cao cấp nên cửa hàng chỉ bán khi có mít ngon để giữ khách. Mấy ngày nay, trời mưa, mít bị nhạt nên cửa hàng không bán dù nhà vườn chào giá thấp"- chị Châu giải thích.
Theo khảo sát, hiện nay, giá mít ruột đỏ tại ĐBSCL loại nguyên trái dao động ở mức 30.000 – 35.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với cách đây 1 tuần do ảnh hưởng thời tiết. Tuy vậy, so với mít Thái tại vườn giá 7.000 – 8.000 đồng/kg thì mít ruột đỏ vẫn cao hơn gấp 5 lần.
Mít ruột đỏ bán lẻ tại TP HCM có giá tương đương sầu riêng. Trước đây, mít Thái cũng có thời điểm bằng giá sầu riêng
Đối với các dòng sản phẩm lạ như thanh long vỏ vàng, xoài tím, xoài đỏ, vú sữa vỏ vàng, giá bán thường rất cao ở giai đoạn đầu phát triển nhưng khi sản lượng tăng, giá rớt thê thảm do phân khúc thị trường hẹp. Do đó, nông dân cần cân nhắc khi đầu tư trồng các giống cây này do giá cây giống thường rất cao so với các sản phẩm đại trà.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.