Gần như ngay lập tức, cuộc chiến đã gia tăng thêm bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đã lao đao do đại dịch Covid-19, dẫn đến nợ công tăng kỷ lục, khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát và tình trạng thiếu lao động trong các ngành thiết yếu. Các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga được đưa ra khi các rào cản đối với thương mại thế giới gia tăng sau kỷ nguyên toàn cầu hóa nhanh chóng.
Reuters dẫn lời ông Robert Kahn - Giám đốc địa kinh tế vĩ mô toàn cầu tại Công ty Tư vấn Eurasia Group cho biết: “Cú sốc của cuộc xung đột với nhu cầu và giá cả đã giáng xuống nền kinh tế thế giới, cùng với Covid-19 và các quyết định chính sách khác, đã tạo ra những cơn gió ngược này đối với tăng trưởng. Và tôi nghĩ rằng mọi việc vẫn chưa kết thúc".
Cuộc chiến đã tàn phá nền kinh tế Ukraine, khiến tăng trưởng suy giảm tới 1/3, trong khi các biện pháp trừng phạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu năng lượng của Nga. Nhưng thật khó để định lượng tác động đối với phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, các nước châu Âu cho đến nay đã tránh được kịch bản phải phân phối năng lượng và làn sóng phá sản, nhờ những nỗ lực dự trữ khí đốt, tiết kiệm năng lượng, và không kém phần quan trọng là nhờ mùa Đông ôn hòa bất thường.
Giá lương thực và năng lượng toàn cầu, vốn đã biến động khi thế giới mở cửa trở lại hậu đại dịch Covid-19, đã tăng vọt sau khi chiến sự tại Ukraine bùng nổ.
Việc giá cả hàng hóa, đặc biệt là giá dầu hạ nhiệt trong thời gian gần đây làm gia tăng kỳ vọng vào đà phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm nay. Một số người có thể kết luận rằng, điều đó có nghĩa là nền kinh tế thế giới đã vượt qua cuộc xung đột. Tâm lý lạc quan cũng chiếm ưu thế tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay ở Davos, trong khi thị trường tài chính đang đặt cược rằng, các nền kinh tế phát triển có thể tránh được suy thoái toàn diện.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng kinh tế thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức. Theo Reuters, vẫn còn phải xem liệu tăng trưởng thế giới có đạt mức 2,9% trong năm nay như dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay không.
Chiến sự tại Ukraine đã bước sang năm thứ hai, song chưa thấy hồi kết và đang có nguy cơ leo thang nghiêm trọng hơn. Điều này đang đe dọa đến triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Cuộc xung đột đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng, khoét sâu thêm sự chia rẽ giữa các quốc gia giàu và nghèo cũng như sự bất bình đẳng toàn cầu do biến đổi khí hậu.
Châu Âu vốn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga, được cho là sẽ “đóng băng” sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Sau một năm chiến sự, tỷ lệ dự trữ khí đốt của các nước EU đã tăng kỷ lục, đồng thời khối này đang xúc tiến các kế hoạch đầy tham vọng nhằm cắt giảm khí thải nhà kính và xanh hóa nền kinh tế.
Trong khi đó, các quốc gia châu Á đang trong cuộc đua giành mặt hàng nhiên liệu sau khi các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên định tuyến lại các tuyến hàng từ châu Á sang thị trường châu Âu. Đối mặt với giá khí đốt tăng cao, một số quốc gia trong khu vực như Ấn Độ và Indonesia đã phải đốt nhiều than hơn, trong khi những quốc gia khác phải chịu cảnh khan hiếm nhiên liệu và mất điện kéo dài.
“Sẽ có khoảng cách lớn hơn giữa các quốc gia" - bà Jane Nakano, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, chia sẻ với POLITICO. Bà nói, các quốc gia giàu có có khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của họ, trong khi các nước nghèo “có thể bị tụt lại phía sau do vẫn phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của người dân.
Tác động của cuộc xung đột đối với các nguồn năng lượng được thể hiện rõ rệt nhất trong năm 2022 là thế giới đổ xô vào nhiên liệu hóa thạch cũ như than đá, sau đó là thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo - được coi là ít bị tổn thương hơn trước các cú sốc địa chính trị trong tương lai.
Ở chiều hướng tích cực hơn, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo xuất khẩu dầu của Nga giảm sẽ sớm góp phần vào sự ổn định trong nhu cầu toàn cầu đối với nhiên liệu hóa thạch và do đó mang lại tiềm năng chuyển đổi sang năng lượng xanh nhanh hơn.
Nhưng điều đó vẫn đòi hỏi nhiều hơn khoản đầu tư kỷ lục 1.400 tỷ USD vào năng lượng sạch mà IEA dự kiến cho năm 2022. Đối với các nền kinh tế, rủi ro là giá năng lượng - lạm phát - sẽ tăng cao hơn nếu không đáp ứng được các khoản thiếu hụt.
TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước
UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.
Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.
Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.