Thứ sáu, 19/04/2024

Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu giảm nhẹ trong quý I/2022

05/01/2022 6:45 PM (GMT+7)

Vụ Dự báo thống kê, Ngân hàng nhà nước vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý I/2022 với dự báo mặt bằng lãi suất được giữ ổn định trong quý I/2022 và có thể tăng nhẹ vào cuối năm 2022.

Theo kết quả điều tra, trái với xu hướng suy giảm trong quý III/2021, nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ thanh toán và tín dụng đã tăng lên rõ rệt trong quý IV/2021 đúng như kỳ vọng. Riêng nhu cầu gửi tiền tuy vẫn ở mức thấp nhưng đã có dấu hiệu phục hồi so với quý trước. Tính chung trong năm 2021, nhu cầu tổng thể của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng được nhận định gia tăng so với năm 2020 nhưng chưa đạt được như kỳ vọng.

Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu sẽ giảm nhẹ trong quý I/2022 - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, các TCTD đã điều chỉnh tăng kỳ vọng đối với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng trong quý I/2022 và cả năm 2022 (64 - 79% TCTD kỳ vọng “tăng” so với 57 - 77% có cùng kỳ vọng ở quý trước), trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Sau khi đánh giá đã “giảm mạnh” giá bình quân sản phẩm, dịch vụ tại kỳ điều tra quý III/2021, tại kỳ điều tra này, các TCTD nhận định tiếp tục “giảm” giá bình quân sản phẩm dịch vụ nhưng đã và sẽ thu hẹp xu hướng điều chỉnh “giảm” trong quý IV/2021 và quý I/2022 so với quý III/2021.

Theo nhận định của các TCTD, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2021 duy trì ở trạng thái tốt nhưng không dồi dào bằng quý III/2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ.

Đánh giá tổng thể năm 2021, đa số TCTD nhận định tình hình thanh khoản “cải thiện” hơn năm 2020, nhưng mức độ “cải thiện” không bằng năm 2020 so với năm 2019. Thanh khoản toàn hệ thống được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt, cải thiện nhiều hơn trong quý I/2022 so với quý IV/2021.

Tuy nhiên, các TCTD thận trọng khi dự kiến thanh khoản của cả năm 2022 tiếp tục “cải thiện”, với đánh giá mức độ “cải thiện” thấp hơn năm 2021.

Mặc dù khoảng đầu tháng 12/2021, một số ngân hàng có điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động vốn, nhưng mặt bằng lãi suất huy động - cho vay tính đến cuối năm 2021 vẫn được các TCTD kỳ vọng xu hướng “giảm” so với cuối năm 2020; tuy nhiên, kỳ vọng về mức độ giảm bình quân toàn hệ thống so với cuối năm 2020 có điều chỉnh thu hẹp, dự báo mặt bằng lãi suất được giữ ổn định trong quý I/2022 và có thể tăng nhẹ trở lại vào cuối năm 2022.

Mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng được nhận định có dấu hiệu tăng chậm lại trong quý IV/2021 và quý I/2022 so với quý III/2021.

Tính chung cả năm 2021, MBRR được các TCTD đánh giá tiếp tục “tăng nhẹ” so với năm 2020 cho đến hết quý I/2022, nhưng được kỳ vọng sẽ điều chỉnh giảm nhẹ trong các quý cuối của năm 2022. Dự báo tổng thể cả năm 2022, các TCTD kỳ vọng xu hướng giảm MBRR.

Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 2,6% trong quý I/2022 và tăng 12,1% trong năm 2022. Có 95% TCTD dự báo tổng huy động vốn tăng trưởng dương trong năm 2022, 3% dự báo duy trì ổn định và 2% TCTD dự báo huy động vốn tăng trưởng âm trong năm 2022.

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 5,3% trong quý I/2022 và tăng 14,1% trong năm 2022, điều chỉnh giảm nhẹ so với mức dự báo 14,3% tại kỳ điều tra trước.

Bên cạnh đó, các TCTD nhận định tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có dấu hiệu “tăng nhẹ” trong quý IV/2021 nhưng kỳ vọng sẽ “giảm nhẹ” trở lại trong quý I/2022.

Các TCTD đánh giá tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng có sự phục hồi và “cải thiện” rõ rệt trong quý IV/2021 so với quý trước, do đó đã nâng kỳ vọng về xu hướng cải thiện tích cực tình hình kinh doanh tổng thể trong năm 2021 so với năm 2020. Dự báo cho thời gian tới, có 72,2 - 84,2% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý I và cả năm 2022 với mức độ cải thiện cao hơn so với năm 2021.

Theo các TCTD, kết quả hoạt động kinh doanh trong quý IV/2021 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý trước. Có 49,5% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh trong quý I/2022 tăng trưởng so với quý IV/2021, trong đó chủ yếu là “tăng nhẹ” (46,5% TCTD lựa chọn), 42,6% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 7,9% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.

Đánh giá tổng thể năm 2021, 78,8% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng dương so với năm 2020, trong khi có 15,2% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm và 6% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Tuy nhiên, dự kiến cho năm 2022, có 95% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 2% TCTD lo ngại lợi nhuận “giảm”.

Trong quý IV/2021, hầu hết các TCTD đánh giá cả nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý III/2021.

Đánh giá tổng thể cả năm 2021 so với năm 2020, các TCTD nhận định, “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” vẫn là nhân tố quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD (60,4% TCTD lựa chọn), trong khi “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” cùng với “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” là 2 nhân tố dẫn đầu về tỷ lệ TCTD đánh giá có tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh của đơn vị (23 - 30% TCTD đánh giá), nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ 54 - 56% TCTD đánh giá 2 nhân tố này có tác động tích cực trong năm 2021.

Tuy nhiên, các TCTD kỳ vọng “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD kể từ quý IV/2021 cho tới các quý của năm 2022, trong khi ”Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” được nhận định có thể là nhân tố có tác động tiêu cực tới tình hình kinh doanh của TCTD trong năm 2022.

Tình hình lao động, việc làm tại các TCTD về cơ bản được giữ ổn định trong năm 2021 so với năm 2020 với tỷ lệ TCTD đã tuyển thêm hoặc giữ nguyên lao động đạt 88,2%, cao hơn tỷ lệ 86,6% của năm 2020. Các TCTD dự báo tình hình lao động, việc làm sẽ diễn biến tích cực hơn trong năm 2022.


Cuộc điều tra tiến hành từ ngày 25/11/2021 đến ngày 10/12/2021, đối tượng là toàn bộ các TCTD và chi nhánh NHNNg tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 92%.

Kết quả điều tra được phân tích dựa trên phương pháp cân bằng (Balance Method) và các TCTD được gắn trọng số dựa trên tương quan về quy mô tổng tài sản của TCTD hoặc dư nợ tín dụng hoặc huy động vốn tùy theo tính chất câu hỏi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý đầu năm, kiều hối "chảy" về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối "chảy" về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

Phe bán tiếp tục chiếm áp đảo trên các bảng điện tử. Sự thận trọng của nhà đầu tư trong phiên đáo hạn phái sinh khiến thanh khoản sụt giảm mạnh, thị trường thiếu vắng lực đỡ khiến VN-Index kết phiên giảm gần 23 điểm, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm.

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng với điểm nhấn yếu tố cơ bản dự kiến dần cải thiện từ nửa cuối năm 2024.