Hiện tại, mức phí chuyển tiền quốc tế trung bình tại các ngân hàng khoảng 0,2 - 0,3% số tiền chuyển, chưa bao gồm điện phí. Như vậy, khi được tiết giảm loại phí này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chỉ nhận được lợi ích tài chính trực tiếp mà còn có thể tối ưu quá trình giao dịch quốc tế.
Loạt ngân hàng "xắn tay" hỗ trợ tiết giảm chi phí chuyển tiền quốc tế cho DN
Mới nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa triển khai ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Cụ thể, từ nay đến ngày 31/12/2024, Vietbank triển khai chương trình "Combo phí chuyển tiền quốc tế" với nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền (T/T) tại Vietbank. Theo đó, năm gói Combo phí được thiết kế linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động lựa chọn và sử dụng theo nhu cầu, mang đến sự thuận tiện và giúp tối ưu hóa chi phí trong hoạt động kinh doanh.
"Doanh nghiệp được phép lựa chọn gói Combo phí phù hợp theo nhu cầu thanh toán thực tế với giá trị giao dịch từ 100.000 USD/tháng đến 3.000.000 USD/tháng. Gói Combo phí có thể thanh toán cho nhiều mục đích, loại ngoại tệ trong thời hạn cố định, do doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp chỉ cần trả 1 lần trước khi sử dụng với mức phí chỉ từ 160 USD/tháng và sử dụng không giới hạn số lần chuyển tiền trong kỳ mà không mất thêm chi phí khác", đại diện Vietbank thông tin.
"Việc đem đến những giải pháp tài chính kịp thời, phù hợp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời chứng minh những nỗ lực của Vietbank trong việc hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ là cùng chung tay, đồng hành trợ lực cho nền kinh tế", đại diện Vietbank, cho biết.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ nhận được ưu đãi kép khi đăng ký kỳ hạn dài với mức chiết khấu lên đến 10% phí khi mua gói Combo.
"Với nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu - thường xuyên có giao dịch thanh toán quốc tế, được miễn giảm phí chuyển tiền sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp tối ưu chi phí, tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác sản xuất, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng", đại diện Vietbank chia sẻ.
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) cũng đang tung nhiều ưu đãi cho khách hàng DN khi chuyển tiền quốc tế, đáp ứng đa dạng nhu cầu và giúp tối ưu chi phí.
Cụ thể, với chương trình ưu đãi "Chuyển tiền thảnh thơi – Muôn nơi đồng giá", khách hàng DN sẽ có nhiều lựa chọn, đáp ứng mọi nhu cầu DN với 3 gói ưu đãi đặc biệt.
Với nhu cầu chuyển tiền đi quốc tế giá trị dưới 50.000 USD/giao dịch, NCB đưa ra biểu phí đồng giá 30 USD/giao dịch đi phí SHA và 40 USD/giao dịch đi phí OUR. Nếu doanh nghiệp phát sinh 20 giao dịch và duy trì tài khoản trung bình 100 triệu đồng trong 2 tháng, ngân hàng tiếp tục có ưu đãi giảm 40% so với biểu phí.
Với doanh nghiệp chuyển tiền quốc tế dưới 200.000 USD/giao dịch, NCB đưa ra biểu phí đồng giá 40 USD đi phí SHA và 50 USD/giao dịch đi phí OUR. Nếu doanh nghiệp phát sinh 10 giao dịch và duy trì tài khoản trung bình 100 triệu đồng trong 2 tháng, ngân hàng tiếp tục ưu đãi giảm 40% so với biểu phí.
Các doanh nghiệp giao dịch quốc tế với quy mô trên 200.000 USD/giao dịch, NCB cung cấp gói đồng giá 200 USD/giao dịch.
Trước đó, trong năm 2023, Sacombank là một trong những nhà băng tiên phong miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế qua Internet Banking cũng như nhiều ưu đãi phí thanh toán quốc tế khác cho DN xuất khẩu.
Cụ thể, với chương trình "Trọn ưu đãi - Nối thành công" được triển khai, Sacombank áp dụng miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế trực tuyến (eFT), giảm phí thanh toán quốc tế cho khách hàng DN mới và khách hàng DN giao dịch trở lại.
Đây là một trong những ưu đãi nổi bật được Sacombank tiên phong thực hiện, hỗ trợ DN giảm bớt gánh nặng chi phí trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh giao thương quốc tế.
Số liệu mới nhất từ Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng 12/2023. So với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 tăng 42%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 62,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 35,6%.
Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hơn 6% và xuất siêu ước đạt 15 tỷ USD. Trong bối cảnh hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh cơ hội để đặt mục tiêu trên là khả thi do tín hiệu phục hồi xuất khẩu tính đến 15/2 là khá tốt.
Tuy nhiên, căng thẳng tại khu vực biển Đỏ hiện nay đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu do chi phí vận chuyển tăng rất mạnh.
Trong một tháng qua, tổng cước phí phải trả cho 1 container hàng vận chuyển đi Bờ Tây (Mỹ) đã tăng 70%, hàng xuất khẩu đi châu Âu thậm chí đã tăng gần 4 lần. Căng thẳng ở biển Đỏ cũng khiến thời gian vận chuyển từ châu Á đến châu Âu kéo dài tới 14 ngày, khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, việc tiết kiệm chi phí đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các DN, giúp các DN tối ưu hóa hoạt động, giảm giá thành sản phẩm, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng…
"Nếu các ngân hàng tiết giảm chi phí dịch vụ chuyển tiền quốc tế, mỗi tháng doanh nghiệp của tôi tiết kiệm được hàng chục triệu đồng tiền phí. Từ đó, tôi có thể tận dụng nguồn tiền này để đầu tư, tăng thêm phụ cấp cho đội ngũ nhân viên", anh Nguyễn Minh Long, chủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện tại Q.3, TP.HCM, chia sẻ.
Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm do được hưởng lợi nhiều nhất từ lãi suất thấp và nền kinh tế tăng trưởng mạnh.
Ông Howard Lutnick, người vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ chọn làm Bộ trưởng Thương mại thời Trump 2.0, đang mạo hiểm nhảy vào lĩnh vực cho vay được hỗ trợ bằng tiền điện tử.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.