Thứ sáu, 06/12/2024

Ngày đầu hoạt động của 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ở TP.HCM

01/04/2023 1:00 PM (GMT+7)

Ngày đầu tiên TP.HCM kiểm soát giết mổ công nghiệp, thương lái đã chuyển đổi khá nhanh, giữ được sản lượng ngày thường.

Đêm 31-3, rạng sáng 1-4, đoàn công tác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM Đinh Minh Hiệp làm trưởng đoàn đã đến thị sát 2 nhà máy giết mổ công nghiệp tại huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn ngày đầu tiên chính thức hoạt động.

 

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 1.

Ông Đinh Minh Hiệp (giữa) trao đổi với chủ đầu tư nhà máy giết mổ An Hạ ngày đầu hoạt động

Tại nhà máy của Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ (huyện Củ Chi) lúc 23 giờ 15 phút, cả 6 dây chuyền giết mổ đều đi vào hoạt động. Bên ngoài, từng đoàn dài xe tải lạnh chờ lấy heo mảnh đưa ra chợ.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty, cho biết để thu hút thương lái, công ty quyết định lấy giá gia công bằng giá giết mổ thủ công trước đó (tại cơ sở Xuyên Á, có chung chủ quản) nên lượng heo đưa về trong ngày đạt 2.000 con, trong khi nếu tính đúng giá, sản lượng dự kiến chỉ đạt 1/3.

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 4.

Nhân viên thú y đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thịt heo

Nhà máy mới có dây chuyền giết mổ treo, đa phần tự động hóa, tránh tiếp xúc giữa công nhân và thịt heo nên hạn chế vấy nhiễm vi sinh. Điều này giúp nâng cao chất lượng thịt heo so với giết mổ thủ công trước đó.

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 5.

Điều kiện vệ sinh giết mổ cải tiến rõ rệt khi chuyển đổi sang giết mổ công nghiệp

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 6.

Nhà máy giết mổ công nghiệp tấp nập ngày đầu hoạt động, không lo ế

Lúc khoảng 0 giờ 30 ngày 1-4, tại Nhà máy giết mổ gia súc của Công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn (Hóc Môn) cũng rất tấp nập khi toàn bộ 5 dây chuyền khu giết mổ công nghiệp đều hoạt động.

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 7.

Ông Đinh Minh Hiệp (bìa phải) trao đổi với ông Tô Văn Liêm rạng sáng 1-4

Ông Tô Văn Liêm, Giám đốc Công ty, cho hay với mục tiêu giữ sản lượng, không để heo chuyển về tỉnh giết mổ thủ công nên tạm thời lấy giá gia công bằng với giết mổ thủ công trước đó. Lượng heo đưa về khoảng 1.500 con, khả năng sẽ giết mổ hết, tùy vào khả năng tiêu thụ ở chợ đầu mối.

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 8.

Nữ cán bộ thú y kiểm soát giết mổ tại Công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn

Trước đó, nhà máy này đã hoạt động nhưng chủ yếu ở khu giết mổ thủ công, do liên quan đến chi phí đầu tư và giá cả.

Tuy vậy, do ngày đầu tiên thực hiện giết mổ công nghiệp nên 1 số công nhân còn lúng túng vì chưa quen. Dù vậy, những điều này đã được dự phòng từ trước.

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 9.

Một con heo có da bị sần sùi không được đóng dấu kiểm soát giết mổ ngay mà đưa ra khu vực riêng để kiểm tra lại

Đáng chú ý, thịt heo giết mổ công nghiệp có cảm quan tương tự như giết mổ thủ công trước đó. Vì vậy, nếu bài toán về giá được giải quyết thì việc chuyển đổi từ giết mổ thủ công sang công nghiệp khá dễ dàng.

Ông Tô Văn Liêm kiến nghị TP.HCM kiểm soát nguồn thịt giết mổ từ các tỉnh đưa về TP.HCM cũng phải từ giết mổ công nghiệp để cạnh tranh công bằng.

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 10.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm trao đổi với đoàn công tác về những vướng mắc, khó khăn khi đi vào vận hành

Còn bà Nguyễn Thị Hồng Thắm thì kiến nghị đoàn công tác cần thẩm công nghệ của các nhà máy giết mổ công nghiệp để bảo đảm là công nghiệp thật sự, đúng với chủ trương của TP.HCM và tạo công bằng của các chủ đầu tư.

Ông Đinh Minh Hiệp ghi nhận nỗ lực của các chủ đầu tư trong việc đưa vào vận hành nhà máy giết mổ heo theo đúng tiến độ đề ra.

Ông Hiệp thông tin TP.HCM tiêu thụ mỗi khoảng 10.000 -11.000 con heo/ngày gồm 5.000-6.000 con/ngày được giết mổ tại TP.HCM, 2.000 con/ngày (dạng thịt mảnh), còn lại là thịt đông lạnh quy đổi ra heo mảnh.

Cận cảnh 2 nhà máy giết mổ công nghiệp quy mô lớn ngày đầu tiên hoạt động ở TP HCM - Ảnh 11.

Nhà máy giết mổ công nghiệp tấp nập ngày đầu hoạt động

"Nếu các nhà máy giết mổ công nghiệp của TP.HCM hoạt động tốt, giữ được thương lái cũ vốn giết mổ tại TP.HCM và thu hút thêm thương lái từ các tỉnh. Ngoài ra, có thể lấy thêm thị phần heo đông lạnh khi giá thịt heo trong nước đang rất cạnh tranh. Khi công suất tăng lên thì giá thành sẽ hạ xuống" – ông Hiệp nói.

Cũng theo ông Hiệp, nếu tính cả 5 nhà máy giết mổ heo công nghiệp tại TP.HCM thì công suất cao hơn nhu cầu tiêu thụ của TP.HCM hiện tại.

"Chúng tôi đã kiến nghị trung ương cho phép TP.HCM được áp dụng tiêu chuẩn thịt heo mát bắt buộc, thay cho khuyến khích như hiện nay. Khi đó, thịt heo từ các nhà máy giết mổ công nghiệp sẽ có lợi thế hơn – cũng là cách nâng cao tiêu chuẩn thịt heo cho người dân TP.HCM" – ông Hiệp nói.

Theo Người Lao động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Điều gì khiến “ông lớn” ngành sữa Nhật Bản chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên để ra mắt sản phẩm mới

Điều gì khiến “ông lớn” ngành sữa Nhật Bản chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên để ra mắt sản phẩm mới

“Ông lớn” ngành sữa Nhật Bản là Glico chọn Việt Nam là thị trường ra mắt sản phẩm sữa bột mới dành cho trẻ em từ 3 tuổi, trước cả Nhật Bản. Phía tập đoàn đánh giá Việt Nam là một thị trường sữa rất tiềm năng.

Cảnh báo nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo người dân

Cảnh báo nạn giả danh nhân viên điện lực lừa đảo người dân

Ngành điện khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước tình trạng một số đối tượng mạo danh nhân viên điện lực gọi điện lừa người dân chuyển tiền.

Không thông báo gì, Temu dừng hoạt động ở Việt Nam

Không thông báo gì, Temu dừng hoạt động ở Việt Nam

Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.

Doanh nghiệp lo lắng khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao ăn Tết

Doanh nghiệp lo lắng khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao ăn Tết

Không khí mua sắm hiện nay phần nào phản ánh nỗi lo lớn của doanh nghiệp về doanh số hàng Tết. Dự báo người Việt sẽ chi tiêu dè dặt và tiết kiệm hơn cho Tết 2025.

Dùng loại phân bón này, nông dân Tây Nguyên trồng lúa đạt hiệu quả cao

Dùng loại phân bón này, nông dân Tây Nguyên trồng lúa đạt hiệu quả cao

Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.

Lo “sốt vó” với thị trường Tết

Lo “sốt vó” với thị trường Tết

Chợ ế ẩm, siêu thị đìu hiu, trong khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Các nhà sản xuất lẫn hệ thống phân phối, bán lẻ đều lo lắng cho mùa Tết năm nay.