Thứ sáu, 19/04/2024

Nhân dân tệ tăng mạnh trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine phức tạp

02/03/2022 6:30 AM (GMT+7)

Trong 2 ngày qua, tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc với đồng USD liên tục tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây.

Theo Trung tâm giao dịch ngoại hối Trung Quốc, ngày 1/3, tỷ giá giữa đồng CNY với đồng USD đã tăng 208 điểm so với ngày hôm trước, lên 6,3014 CNY đổi 1 USD. Đây là mức tăng cao nhất kể từ 20/4/2018 và là mức tăng mạnh nhất kể từ 20/10/2021.

Trước đó, ngày 28/2, tỷ giá hối đoái của CNY và USD trên thị trường trong nước Trung Quốc cũng ở mức 6,3025 CNY đổi 1 USD, chạm mức cao mới trong gần 4 năm qua.

Thời gian gần đây, do tác động của kỳ vọng tăng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và sự leo thang của cuộc xung đột Nga-Ukraine, đồng USD liên tục tăng giá. Sự mạnh lên của đồng USD không những không khiến đồng CNY của Trung Quốc bị xáo trộn, mà còn liên tục duy trì ở mức cao.

Nhân dân tệ tăng mạnh trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine phức tạp - Ảnh 1.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang tăng mạnh. (Ảnh: Chinanews)

Ông Lý Tấn Lôi, kinh tế trưởng tại Zhongtai Securities cho biết, mặc dù đồng USD đang tăng giá so với các đồng tiền khác, nhưng so với Trung Quốc, Mỹ đang phải đối mặt với áp lực lạm phát lớn hơn và xuất khẩu thâm hụt lớn. Trong khi đó, mức lạm phát của Trung Quốc tương đối thấp, tỷ trọng xuất khẩu trên thế giới liên tục tăng, vị thế quốc tế của đồng CNY không ngừng được cải thiện. Từ những khía cạnh này, lợi thế của đồng nhân dân tệ là rõ ràng hơn.

Còn theo Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc (CICC) trong bối cảnh xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, vai trò của nhân dân tệ như một “nơi trú ẩn an toàn” càng trở nên nổi bật. Các “đồng tiền trú ẩn an toàn” như USD và yên Nhật cũng sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi căng thẳng gia tăng.

Cùng nhận định, ông Vương Hữu Hâm, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Ngân hàng Trung Quốc cho rằng, việc tỷ giá nhân dân tệ liên tục tăng gần đây và phá vỡ một số ngưỡng, chủ yếu là do tâm lý “tránh rủi ro”. Hiện nay, thị trường tài chính quốc tế biến động mạnh, phát triển kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức hơn, chức năng tránh rủi ro của “các đồng tiền trú ẩn an toàn truyền thống” như EURO đã suy yếu, thị trường bắt đầu tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn mới. Hưởng lợi từ môi trường phát triển xã hội ổn định, chính sách tài khóa tiền tệ thận trọng của Trung Quốc và tỷ suất sinh lợi cao, tài sản bằng đồng CNY ngày càng được các nhà đầu tư quốc tế ưa chuộng, khiến tỷ giá hối đoái ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, mới đây, Mỹ và các nước châu Âu thông báo sẽ loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Về vấn đề này, ông Lý Tấn Lôi phân tích, hệ thống SWIFT sử dụng USD để thanh toán, việc một số ngân hàng Nga bị loại ra ngoài sẽ có tác động bất lợi nhất định đến vị thế quốc tế của đồng USD.

Trong khi đó, theo ông Mai Tân Dục, nghiên cứu viên Viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, động thái này sẽ đẩy nhanh việc thay thế hệ thống SWIFT bằng các hệ thống thanh quyết toán khác.

Theo các nhà phân tích Trung Quốc, với tình hình bất ổn giữa Nga và Ukraine hiện nay, đồng CNY vẫn có khả năng tăng giá do tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như tránh rủi ro và tình hình ngoại thương được cải thiện trong ngắn hạn. Trong trung và dài hạn, tỷ giá CNY sẽ tiếp tục biến động theo cả hai chiều.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

VN-Index lại giảm sâu, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm

Phe bán tiếp tục chiếm áp đảo trên các bảng điện tử. Sự thận trọng của nhà đầu tư trong phiên đáo hạn phái sinh khiến thanh khoản sụt giảm mạnh, thị trường thiếu vắng lực đỡ khiến VN-Index kết phiên giảm gần 23 điểm, chính thức "thủng" mốc 1.200 điểm.

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

Lợi nhuận trước thuế quý I dự báo tăng trưởng 5% – 7,5%, cổ phiếu ngân hàng có "sóng"?

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng với điểm nhấn yếu tố cơ bản dự kiến dần cải thiện từ nửa cuối năm 2024.

Tín dụng phục hồi, hàng loạt ngân hàng báo lãi ngay quý đầu năm

Tín dụng phục hồi, hàng loạt ngân hàng báo lãi ngay quý đầu năm

Theo các chuyên gia, lợi nhuận các ngân hàng trong quý I năm nay tăng là do tăng trưởng tín dụng trong tháng 3 đã phục hồi sau 2 tháng đầu năm khá ảm đạm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (17/4): Nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt

Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục của thị trường nhưng vẫn cần thận trọng do rủi ro vẫn còn tiềm ẩn. Hiện tại, nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ, đồng thời tiếp tục cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.